vi-VNen-US
Tạo tài khoản
 
Xem các văn bản cùng chuyên ngành


 

Nội dung quy định tại muc 147 phụ lục 4 này về điều kiện thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể đầu tư, cho phép và đình chỉ hoạt động được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017:

“…

Chương III

CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Mục 1. TRƯỜNG TIỂU HỌC

Điều 15. Điều kiện thành lập trường tiểu học công lập, cho phép thành lập trường tiểu học tư thục

1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm bảo đảm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học.

2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm và diện tích đất dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Điều 16. Thủ tục thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập đối với trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường tiểu học tư thục.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc thành lập trường;

b) Đề án thành lập trường;

c) Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

đ) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu có).

3. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường tiểu học công lập, tổ chức hoặc cá nhân đối với trường tiểu học tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức cá nhân. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu chưa quyết định thành lập, cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.

4. Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường tiểu học không được cho phép hoạt động giáo dục thì Phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hủy bỏ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

Điều 17. Điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục

1. Có quyết định về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

2. Đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục:

a) Diện tích khu đất xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền với bình quân tối thiểu 10 m2cho một học sinh đối với khu vực nông thôn, miền núi; 06 m2 cho một học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã. Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích sử dụng đất bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định; Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm lập đề án báo cáo việc sử dụng diện tích thay thế và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

b) Cơ cấu khối công trình gồm:

- Hàng rào bảo vệ khuôn viên trường; cổng trường; biển tên trường; phòng học; phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng; văn phòng; phòng họp, phòng giáo viên; thư viện; phòng thiết bị giáo dục; phòng máy tính; phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng y tế trường học; phòng bảo vệ;

- Phòng giáo dục nghệ thuật; phòng học nghe nhìn; phòng tham vấn học sinh; phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập; phòng giáo dục thể chất hoặc nhà đa năng;

- Khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên, học sinh, học sinh khuyết tật; khu chứa rác và hệ thống cấp thoát nước bảo đảm vệ sinh; khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên; khu đất làm sân chơi, sân tập có diện tích không dưới 30% diện tích khu đất của trường; sân chơi phải bằng phẳng có cây bóng mát; sân tập phù hợp và bảo đảm an toàn cho học sinh;

- Khu nhà ăn, nhà nghỉ bảo đảm điều kiện sức khỏe cho học sinh học bán trú; khu vệ sinh riêng cho mỗi tầng nhà, mỗi dãy phòng học; khu bể bơi; khu thể dục thể thao có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh.

c) Bảo đảm có đủ thiết bị giáo dục ít nhất theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ kịp thời các yêu cầu về thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh.

3. Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục an toàn cho người học, người dạy và người lao động.

4. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với giáo dục tiểu học.

5. Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục.

6. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

Điều 18. Thủ tục để trường tiểu học hoạt động giáo dục

1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục;

b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

c) Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

3. Trình tự thực hiện:

a) Hiệu trưởng trường tiểu học có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục; trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Điều 19. Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học

1. Việc sáp nhập, chia, tách trường tiểu học phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

c) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách đối với trường tiểu học.

3. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách;

b) Đề án sáp nhập, chia, tách;

c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

4. Trình tự sáp nhập, chia, tách trường tiểu học được thực hiện như trình tự thành lập trường tiểu học theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định này.

Điều 20. Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học

1. Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

b) Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại Điều 15 của Nghị định này và không bảo đảm điều kiện hoạt động của giáo dục tiểu học quy định tại Điều 17 của Nghị định này;

c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;

e) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi trường tiểu học vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trường tiểu học;

b) Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học phải ghi rõ lý do, thời hạn đình chỉ; biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Sau thời hạn đình chỉ, nếu trường tiểu học bị đình chỉ đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ và có hồ sơ quy định tại điểm d khoản này đề nghị được hoạt động giáo dục trở lại thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết;

d) Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại gồm:

- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

- Biên bản kiểm tra.

đ) Trình tự cho phép trường tiểu học hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này.

Điều 21. Giải thể trường tiểu học

1. Trường tiểu học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường tiểu học;

b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

c) Mục tiêu và nội dung hoạt động ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

d) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường tiểu học.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể đối với trường tiểu học công lập, cho phép giải thể đối với trường tiểu học tư thục.

3. Hồ sơ gồm:

a) Trường tiểu học giải thể theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục;

- Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục;

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

- Biên bản kiểm tra.

b) Trường tiểu học giải thể theo điểm d khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân;

- Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

4. Trình tự thực hiện:

a) Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc xem xét đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường tiểu học; báo cáo bằng văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ đề nghị của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giải thể trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 2. CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Điều 22. Điều kiện để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học

1. Đáp ứng yêu cầu hỗ trợ phổ cập giáo dục tiểu học của địa phương.

2. Được một trường tiểu học nhận bảo trợ và giúp cơ quan có thẩm quyền quản lý về chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, hoạt động giáo dục, hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục trong trường, đánh giá, xếp loại học sinh.

3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn theo quy định.

4. Phòng học:

a) Bảo đảm đúng quy cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về vệ sinh trường học; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi;

b) Có các thiết bị: Bàn, ghế học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh; bàn, ghế giáo viên; bảng lớp; hệ thống đèn và hệ thống quạt (ở nơi có điện); hệ thống tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

Điều 23. Thủ tục để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép thực hiện chương trình giáo dục tiểu học;

b) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến phụ trách cơ sở giáo dục;

c) Văn bản nhận bảo trợ của một trường tiểu học cùng địa bàn trong huyện.

3. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học; nếu chưa cho phép thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Điều 24. Đình chỉ, thu hồi quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học

1. Việc đình chỉ cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học được thực hiện như đối với trường tiểu học theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

2. Việc thu hồi quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học được thực hiện như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thu hồi quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.

b) Cơ sở giáo dục khác bị thu hồi quyết định cho phép thực hiện chương trình giáo dục tiểu học khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Cơ sở giáo dục bị giải thể theo quy định của pháp luật;

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục;

- Hết thời hạn đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

- Mục tiêu và nội dung hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập cơ sở giáo dục;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

c) Việc thu hồi quyết định cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học phải xác định rõ lý do thu hồi, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên; phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mục 3. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC

Điều 25. Điều kiện thành lập trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường trung học) công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục

1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Điều 26. Thủ tục thành lập trường trung học công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở (sau đây gọi chung là trường trung học cơ sở); Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông (sau đây gọi chung là trường trung học phổ thông).

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc thành lập trường;

b) Đề án thành lập trường;

c) Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

đ) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

3. Trình tự thực hiện:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường trung học cơ sở; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường trung học phổ thông; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này; nếu chưa đủ điều kiện thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; nếu chưa quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì có văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường nêu rõ lý do.

4. Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường trung học không được cho phép hoạt động giáo dục thì Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo người có thẩm quyền quyết định hủy bỏ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

Điều 27. Điều kiện để trường trung học hoạt động giáo dục

1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định này.

2. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất gồm:

a) Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát và bảo đảm học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;

b) Phòng học bộ môn: Thực hiện theo quy định về quy chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

c) Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống;

d) Khối hành chính - quản trị gồm: Phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể;

đ) Khu sân chơi, bãi tập: Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, có đủ thiết bị luyện tập thể dục, thể thao và bảo đảm an toàn;

e) Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh;

g) Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học.

3. Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên. Trường học là một khu riêng, có tường bao quanh, có cổng trường và biển tên trường. Diện tích của trường đủ theo quy định, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục.

4. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học.

5. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo phù hợp với từng cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục.

6. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.

7. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Điều 28. Thủ tục để trường trung học hoạt động giáo dục

1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học cơ sở; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

c) Văn bản thẩm định của các cơ quan liên quan về các điều kiện quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

3. Trình tự thực hiện:

a) Trường trung học công lập, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Điều 29. Sáp nhập, chia, tách trường trung học

1. Việc sáp nhập, chia, tách trường trung học phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

c) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.

2. Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách trường hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách. Trường hợp sáp nhập giữa các trường không do cùng một cấp có thẩm quyền thành lập thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó thỏa thuận quyết định.

3. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách;

b) Đề án sáp nhập, chia, tách;

c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

4. Trình tự sáp nhập, chia, tách trường trung học được thực hiện như trình tự thành lập trường trung học theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.

Điều 30. Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học

1. Việc đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

b) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Điều 27 của Nghị định này;

c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;

e) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về mục tiêu, kế hoạch, chất lượng giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử;

g) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

2. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường phải xác định rõ lý do đình chỉ hoạt động giáo dục, thời hạn đình chỉ; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Trình tự thực hiện:

a) Khi trường trung học vi phạm quy định tại Điều 27 của Nghị định này, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định này thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trường trung học;

b) Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập) căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

c) Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết;

d) Hồ sơ đề nghị được hoạt động giáo dục trở lại gồm:

- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

- Biên bản kiểm tra.

đ) Trình tự cho phép trường trung học hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Nghị định này.

Điều 31. Giải thể trường trung học

1. Trường trung học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường;

b) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

c) Mục tiêu, nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

d) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường.

2. Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền quyết định giải thể nhà trường.

3. Hồ sơ gồm:

a) Trường trung học giải thể theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông;

- Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục;

- Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục;

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

- Biên bản kiểm tra.

b) Trường trung học giải thể theo điểm d khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:

- Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân;

- Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông.

4. Trình tự thực hiện:

a) Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập); Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập); tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học tư thục) xây dựng phương án giải thể trường, trình người có thẩm quyền ra quyết định giải thể trường. Quyết định giải thể trường phải xác định rõ lý do giải thể; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản đề nghị người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường;

c) Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể trường trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Mục 4. TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP - HƯỚNG NGHIỆP

Điều 32. Điều kiện thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

1. Phù hợp với yêu cầu phát triển, kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có tính khả thi và hiệu quả; đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

2. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.

3. Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:

a) Có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập;

b) Có các thiết bị dạy học, sách, tạp chí theo yêu cầu thực hiện các chương trình dạy học tại trung tâm, được quản lý, sử dụng có hiệu quả theo quy định.

Điều 33. Thủ tục thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

2. Hồ sơ gồm:

a) Công văn đề nghị thành lập trung tâm;

b) Thuyết minh về việc đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên quy định tại Điều 32 của Nghị định này;

c) Ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

d) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm.

3. Trình tự thực hiện:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân xây dựng đề án thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, gửi hồ sơ thành lập trung tâm đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan lấy ý kiến bằng văn bản về việc thành lập và đề nghị Sở Nội vụ thẩm định;

b) Sở Nội vụ tổ chức thẩm định, chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm. Nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

Điều 34. Sáp nhập, chia, tách trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sáp nhập, chia, tách trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

2. Việc sáp nhập, chia, tách trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tuân theo các quy định tại Điều 32, Điều 33 của Nghị định này.

Điều 35. Đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

1. Việc đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;

b) Vì lý do khách quan không bảo đảm hoạt động của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

3. Hồ sơ gồm công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định việc đình chỉ hoạt động giác dục.

4. Trình tự thực hiện:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo gửi công văn đề nghị Sở Nội vụ thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; chuyển hồ sơ kiểm tra đến văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Quyết định đình chỉ hoạt động phải xác định rõ lý do đình chỉ hoạt động, thời gian đình chỉ; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Sau thời gian đình chỉ hoạt động, nếu trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp hoạt động trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động trở lại thì có văn bản thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và hướng giải quyết;

c) Hồ sơ đề nghị được hoạt động giáo dục trở lại gồm:

- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

- Biên bản kiểm tra.

d) Trình tự cho phép trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Nghị định này.

Điều 36. Giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

1. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm;

b) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động giáo dục;

c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

3. Hồ sơ gồm:

a) Phương án giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp;

b) Công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định.

4. Trình tự thực hiện:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, gửi công văn đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, quyết định giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.


Collapse  	VĂN BẢN THÔNG TIN CHƯƠNG MỤC LUẬT ĐẦU TƯ VĂN BẢN THÔNG TIN CHƯƠNG MỤC LUẬT ĐẦU TƯ
Thông tin điều luật Phụ lục I và II Nghị định 118/2015/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương II, IV Nghị định 131/2015/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 5 Chương IV 131/2015/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương II và Chương III Nghị định 83/2015/NĐ-CP
Thông tin điều luật Khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm
Thông tin điều luật Nghị định 66/2017/NĐ-CP
Thông tin điều luật Nghị định 116/2017/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương II Nghị định 46/2017/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương III Nghị định Nghị định 46/2017/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 2 Chương VI Nghị định 46/2017/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương IV Nghị định 46/2017/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương VII Nghị định 46/2017/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương VIII Nghị định 46/2017/NĐ-CP
Thông tin điều luật Thông tư 83/2016/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục 2 Chương IV Thông tư 105/2016/TT-BTC
Thông tin điều luật Chương VI và Chương VII Thông tư 10/2016/TT-NHNN
Thông tin điều luật Chương II, III, IV Thông tư 10/2016/TT-NHNN
Thông tin điều luật Khoản 2 Điều 1 Quyết định 38/QĐ-BKHĐT
Thông tin điều luật Khoản 2 Điều 1 Quyết định 38/QĐ-BKHĐT
Thông tin điều luật Chương V Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 2 Điều 1 Luật số 03/2016/QH14
Thông tin chi tiết Phụ lục IV Thông tư 03/2018/TT-BGTVT
Thông tin chi tiết Phụ lục V, VI, VII, VIII Thông tư 03/2018/TT-BGTVT
Điều luật bổ sung Thông tư 03/2018/TT-BGTVT