vi-VNen-US
Tạo tài khoản
 
Xem các văn bản cùng chuyên ngành


 

Nội dung quy định tại chương IV này được hướng dẫn bởi chương III Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016:

“Chương III

LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 22. Thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán ngân sách nhà nước

1. Trước ngày 15 tháng 5 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

2. Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Ban hành thông tư hướng dẫn về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển năm sau;

b) Thông báo số kiểm tra dự toán chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước năm sau đến từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Thông báo số kiểm tra dự toán chi đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước năm sau của từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đến từng bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.

3. Trước ngày 01 tháng 6 hằng năm, Bộ Tài chính:

a) Ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm sau;

b) Thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách với tổng mức và từng khoản thu, chi ngân sách cho dự trữ quốc gia, từng lĩnh vực chi ngân sách thường xuyên năm sau đến từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương;

c) Thông báo số kiểm tra dự toán chi ngân sách thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực năm sau của từng chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đến từng bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;

d) Thông báo số kiểm tra dự toán tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tổng số chi ngân sách địa phương và một số lĩnh vực chi quan trọng đến từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Trước ngày 15 tháng 6 hằng năm:

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm sau trong phạm vi được giao quản lý; thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau đến từng cơ quan, đơn vị trực thuộc;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm sau ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau đến từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau đến từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã.

5. Trước ngày 20 tháng 7 hàng năm:

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương lập dự toán thu, chi ngân sách, phương án phân bổ ngân sách năm sau chi tiết theo từng lĩnh vực và chi tiết tới từng cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu (đối với phần chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu);

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, tổng hợp dự toán ngân sách địa phương năm sau gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu (phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu);

6. Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm, các bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu chủ trì lập dự toán chi và phương án phân bổ năm sau của chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

7. Trước ngày 31 tháng 8 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi phương án phân bổ chi đầu tư phát triển của ngân sách trung ương năm sau tới Bộ Tài chính để tổng hợp.

8. Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước ngày 20 tháng 9 theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật ngân sách nhà nước.

9. Trên cơ sở ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, Bộ Tài chính chủ trì hoàn thiện báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm hiện hành, dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo phân bổ ngân sách trung ương năm sau trình Chính phủ để gửi đến các Đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm.

10. Sau khi Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước ngày 20 tháng 11 năm trước.

11. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12. Hội đồng nhân dân cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.

12. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách, Ủy ban nhân dân cùng cấp giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và cấp dưới; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính về dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

13. Trước ngày 31 tháng 12, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương phải hoàn thành việc giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới, trừ trường hợp quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

Điều 23. Lập dự toán ngân sách tại các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ      

1. Các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

2. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách được cấp có thẩm quyền cho thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, thì phải lập riêng phần kinh phí này cho từng nhiệm vụ, dịch vụ và sản phẩm cụ thể. Việc lập dự toán cho từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm phải căn cứ yêu cầu về kết quả, tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian hoàn thành cụ thể cho từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm; định mức kỹ thuật kinh tế, chế độ, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành hoặc giá trị của nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm tương đương, cùng loại.

3. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.

4. Các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.

5. Các đơn vị dự toán cấp I xem xét dự toán do các đơn vị cấp dưới trực thuộc lập; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp.

6. Dự toán thu, chi ngân sách được lập phải đáp ứng đúng yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước quy định tại Điều 42 Luật ngân sách nhà nước.

Điều 24. Lập dự toán ngân sách nhà nước tại các cơ quan thu ngân sách

1. Cục Thuế:

a) Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ thuộc phạm vi quản lý gửi Tổng cục Thuế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư;

b) Hướng dẫn cơ quan thuế trực thuộc lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính và cơ quan kế hoạch và đầu tư, bảo đảm yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách của địa phương.

2. Cục Hải quan lập dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hàng nhập khẩu, các khoản thu khác có liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý và theo địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Tổng cục Hải quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

3. Các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao thu ngân sách nhà nước từ các khoản phí, lệ phí phải lập dự toán thu các khoản thu phí, lệ phí được giao gửi cơ quan thuế và cơ quan tài chính cùng cấp.

Điều 25. Lập dự toán ngân sách địa phương

1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn do các cơ quan thu ngân sách lập, dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị dự toán cấp I thuộc phạm vi quản lý và dự toán thu, chi ngân sách của cấp huyện; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến.

2. Sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo dự toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đối với phần dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.

Điều 26. Lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương         

1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ theo các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật ngân sách nhà nước.

2. Theo phân công của Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ báo cáo và giải trình về lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Lập lại dự toán ngân sách nhà nước 

1. Việc lập lại dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương; dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 48 Luật ngân sách nhà nước.

2. Thời gian lập lại dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương do Quốc hội quyết định.

3. Thời gian lập lại dự toán ngân sách địa phương được thực hiện như sau:

a) Đối với dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao, Ủy bannhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh trước ngày 10 tháng 12. Trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập lại dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định vào thời gian do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng phải trước ngày 20 tháng 12 năm trước;

b) Việc lập lại dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp mình theo quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ giao dự toán ngân sách cho địa phương;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể thời gian lập lại dự toán ngân sách đối với cấp huyện và cấp xã, nhưng phải bảo đảm Hội đồng nhân dân cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp mình chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.

Điều 28. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách           

1. Ủy ban nhân dân các cấp:

a) Hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý; phối hợp và chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan ở địa phương lập dự toán thu ngân sách nhà nước, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ quy định;

b) Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương; báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét trước khi báo cáo cơ quan hành chính nhà nước cấp trên;

c) Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách được cấp trên giao, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp mình, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cấp trên trực tiếp dự toán ngân sách địa phương và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp mình đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;

d) Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, dự toán thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho cấp dưới;

đ) Lập phương án điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cấp mình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo yêu cầu của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trong trường hợp Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp không phù hợp với dự toán thu, chi ngân sách cấp trên giao;

e) Yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.

2. Cơ quan tài chính các cấp:

a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư tổ chức thảo luận về dự toán ngân sách hằng năm với các cơ quan, đơn vị cùng cấp. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan tổ chức thảo luận với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp để xác định dự toán thu, chi ngân sách, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới, số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Đối với các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định ngân sách, cơ quan tài chính cấp trên tổ chức thảo luận với Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Ủy ban nhân dân cấp dưới đề nghị.

Trong quá trình thảo luận dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng quy định của pháp luật, chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Trường hợp còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan tài chính với các cơ quan, đơn vị cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp dưới, thì cơ quan tài chính ở địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định; Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách theo từng lĩnh vực của ngân sách cấp mình. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên phải tổng hợp, lập dự toán chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ ở địa phương và trong phạm vi cả nước;

c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách, phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình;

d) Phối hợp với cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp trong việc lập dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách cấp mình;

đ) Bộ Tài chính thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đối với phần chi thường xuyên do các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu lập và tổng hợp dự toán, phương án phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi, trình Chính phủ;

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp nhằm thực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách;

g) Bộ Tài chính kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, có ý kiến đề nghị điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết. Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp dưới để đề xuất ý kiến trình Ủy ban nhân dân cùng cấp, yêu cầu Hội đồng nhân dân cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết.

3. Cơ quan kế hoạch và đầu tư các cấp:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư phát triển làm cơ sở cho việc xây dựng dự toán ngân sách;

b) Cơ quan kế hoạch và đầu tư phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách cấp mình; chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán chi đầu tư phát triển, lập phương án phân bổ chi đầu tư xây dựng cơ bản; gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp lập dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách;

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định dự toán và phương án phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu đối với phần chi đầu tư xây dựng cơ bản do các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu lập; tổng hợp dự toán và phương án phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu gửi Bộ Tài chính.

4. Cơ quan nhà nước trung ương và địa phương:

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách;

b) Các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp; lập dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư và cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu; phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập và phân bổ dự toán ngân sách theo lĩnh vực của ngân sách cấp mình;

c) Các cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư lập dự toán và phương án phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu cho các đơn vị, địa phương gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp để tổng hợp vào dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách trình cấp có thẩm quyền quyết định. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu với ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 29. Quyết định, giao dự toán ngân sách nhà nước          

1. Căn cứ nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực; dự toán thu, chi, tổng mức vay để bù đắp bội chi và để trả nợ gốc của từng địa phương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và mức bổ sung cân đối ngân sách, số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho từng địa phương trước ngày 20 tháng 11 năm trước.

2. Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấpquyết định dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh, mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương trước ngày 10 tháng 12 năm trước; báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách địa phương và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

3. Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; dự toán thu, chi ngân sách, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phốtrực thuộc trung ương.

4. Sau khi nhận được quyết định giao dự toán ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp mình, bảo đảm dự toán ngân sách cấp xã được quyết định trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Sau khi dự toán ngân sách được Hội đồng nhân dân quyết định, Ủy ban nhân dân cùng cấp báo cáo Ủy ban nhân dân và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp về dự toán ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.

Điều 30. Mẫu biểu lập dự toán ngân sách nhà nước    

Giao Bộ Tài chính quy định cụ thể hệ thống mẫu biểu lập, xây dựng, tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương; dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách địa phương.”

 

Collapse 	 VĂN BẢN THÔNG TIN CHƯƠNG MỤC - LUẬT BẢO HIỂM VĂN BẢN THÔNG TIN CHƯƠNG MỤC - LUẬT BẢO HIỂM
Thông tin điều luật Mục 3 Chương II Nghị định 115/2015/NĐ-CP
Thông tin điều luật Nghị định 134/2015/NĐ-CP
Thông tin điều luật Quyết định 636/QĐ-BHXH
Thông tin điều luật Chương IV và Chương V Thông tư 14/2016/TT-BYT
Thông tin điều luật Quyết định số 636/QĐ-BHXH
Thông tin điều luật Chương IV Nghị định 115/2015/NĐ-CP
Thông tin điều luật Điều 2 Thông tư 46/2016/TT-BYT
Thông tin điều luật Khoản 9 Điều 1 Quyết định 4520/QĐ-BYT
Thông tin điều luật Khoản 10 Điều 1 Quyết định 4520/QĐ-BYT
Thông tin điều luật Chương II Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH
Thông tin điều luật Mục 3 Chương II Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH
Thông tin điều luật Mục 4 Chương II Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH
Thông tin điều luật Chương III Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH
Thông tin điều luật Điều 3 Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH
Thông tin điều luật Chương II Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Thông tin điều luật Mục 2 Chương II Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Thông tin điều luật Mục 3 Chương II Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Thông tin điều luật Điều 2 Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH
Thông tin điều luật Mục 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Thông tin điều luật Chương III Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Thông tin điều luật Chương IV Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Thông tin điều luật Chương III Thông tư 20/2016/TT-BTC
Thông tin điều luật Thông tư 46/2019/TT-BTC
Thông tin điều luật Thông tư liên tịch 25/2010/TTLT-BQP-BYT-BTC
Thông tin điều luật Mục I Thông tư 10/2009/TT-BYT
Thông tin điều luật Điều 4 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC
Thông tin điều luật Điều 11 Nghị định 62/2009/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương V Nghị định 146/2018/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục I và Mục II Thông tư 10/2009/TT-BYT
Thông tin điều luật Mục III Thông tư 10/2009/TT-BYT
Thông tin điều luật Chương VIII Nghị định 146/2018/NĐ-CP
Thông tin điều luật Điều 10, 11, 12 Thông tư 10/2009/TT-BYT
Thông tin điều luật Chương 3 Nghị định 176/2013/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương III Thông tư 37/2014/TT-BYT
Thông tin điều luật Thông tư 25/2016/TT-BLĐTBXH
Thông tin điều luật Điều 18 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC
Thông tin điều luật Điều 1 Nghị định 105/2014/NĐ-CP
Thông tin điều luật Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP
Thông tin điều luật Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương II Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC
Thông tin điều luật Điều 4 Nghị định 105/2014/NĐ-CP
Thông tin điều luật Điều 5 Nghị định 105/2014/NĐ-CP
Thông tin điều luật Điều 10 Nghị định 105/2014/NĐ-CP
Thông tin điều luật Điều 6 -8 Nghị định 105/2014/NĐ-CP
Thông tin điều luật Điều 2 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 2 Điều 8 Thông tư 50/2017/TT-BYT
Thông tin điều luật Khoản 4 Điều 7 Thông tư 50/2017/TT-BYT
Thông tin điều luật Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 50/2017/TT-BYT
Thông tin điều luật Điều 5 Thông tư số 50/2017/TT-BYT
Thông tin điều luật khoản 11 Điều 5 Thông tư số 50/2017/TT-BYT
Thông tin điều luật Điều 1 Quyết định số 5106/QĐ-BYT
Thông tin điều luật Mục 1 Chương 2 Nghị định 42/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 2 Chương 2 Nghị định 42/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 3 Chương 2 Nghị định 42/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương 3 Nghị định 46/2007/NĐ-CP
Thông tin điều luật số 42/2019/QH14
Thông tin điều luật số Điều 28, 29, 30 Nghị định 42/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật số Điều 31- 33 Nghị định 42/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 2 Chương 3 Nghị định 42/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật Điều 36 Nghị định 42/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương 5 Nghị định 43/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật điều 4, 5 Nghị định 43/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 2 Chương 2 Nghị định 43/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 3 Chương 2 Nghị định 43/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương 4 Nghị định 43/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật Chương 4 Nghị định 42/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật điều 51 Nghị định 42/2001/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 1 Chương 2 Nghị định 123/2011/NĐ-CP
Thông tin điều luật Điều 4 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 6 Chương 2 Nghị định 123/2011/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 3 Chương 2 Nghị định 123/2011/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 5 Chương 2 Nghị định 123/2011/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 2 Chương V Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 4 Chương 2 Nghị định 123/2011/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục 2, 5 Chương 2 Nghị định 123/2011/NĐ-CP
Thông tin điều luật Điều 113 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
Thông tin điều luật Thông tư 115/2013/TT-BTC
Thông tin điều luật Nghị định 123/2011/NĐ-CP
Thông tin điều luật Mục I Thông tư 71/2001/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục II Thông tư 71/2001/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục III Thông tư 71/2001/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục IV Thông tư 71/2001/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục II Thông tư 71/2001/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục VI Thông tư 71/2001/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 3 Mục II, Mục III Thông tư 155/2007/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục 4 Thông tư 124/2012/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục VI Thông tư 155/2007/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 3, 4 và 5 Mục VII Thông tư 155/2007/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục IX Thông tư 155/2007/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Thông tư 86/2009/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 5, 6 Điều 1 Thông tư 86/2009/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 7,8, 9 Điều 1 Thông tư 86/2009/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 10 Điều 1 Thông tư 86/2009/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 11,12 Điều 1 Thông tư 86/2009/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 13 Điều 1 Thông tư 86/2009/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 14 Điều 1 Thông tư 86/2009/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục 3 Chương 2 Thông tư 101/2013/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục 1, 2 Chương 2 Thông tư 124/2012/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục 5 Chương 2 Thông tư 124/2012/TT-BTC
Thông tin điều luật Điều 7 Thông tư 50/2017/TT-BTC
Thông tin Điều luật Khoản 1 Điều 1 Thông tư 151/2012/TT-BTC
Thông tin Điều luật Khoản 1 đến khoản 7 Điều 1 Thông tư 151/2012/TT-BTC
Thông tin điều luật Điều 4 Thông tư 329/2016/TT-BTC
Thông tin điều luật Điều 6 Thông tư liên tịch 214/2013/TTLT-BTC-BCA
Thông tin điều luật Điều 1 Quyết định 2089/QĐ-BTC
Thông tin điều luật Mục III Thông tư 72/2001/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục IV Thông tư 72/2001/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục VI Thông tư 99/2004/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục VI Thông tư 72/2001/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục VII Thông tư 72/2001/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục VIII Thông tư 72/2001/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục IX Thông tư 72/2001/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục III Thông tư 156/2007/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục IV Thông tư 156/2007/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục V Thông tư 156/2007/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục IX Thông tư 156/2007/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 1 Điều 2 Thông tư 86/2009/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư 86/2009/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 4 Điều 2 Thông tư 86/2009/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 5 Điều 2 Thông tư 86/2009/TT-BTC
Thông tin điều luật Khoản 6 Điều 2 Thông tư 194/2014/TT-BTC
Thông tin điều luật Mục III Thông tư 52/2005/TT-BTC
Thông tin điều luật MụcV, VI Thông tư 52/2005/TT-BTC
Thông tin điều luật Thông tư 24/2014/TT-NHNN
Thông tin điều luật chương III Nghị định 163/2016/NĐ-CP
Thông tin điều luật chương V Nghị định 163/2016/NĐ-CP
Thông tin chi tiết NĐ 73/2016/NĐ-CP
Thông tin chi tiết Chương VI NĐ73/2016/NĐ-CP
Thông tin chi tiết Mục 3 Chương II NĐ 98/2013/NĐ-CP
Thông tin chi tiết Mục 4 Chương II NĐ 98/2013/NĐ-CP
Thông tin chi tiết Chương II NĐ 98/2013/NĐ-CP
Nội dung Chương III Nghị định 28/2020/NĐ-CP
Nội dung Mục 1 Chương V Nghị định 28/2020/NĐ-CP
Điều luật hướng dẫn Chương II Quyết định 60/2015/QĐ-TTg
Điều luật hướng dẫn Chương III Quyết định 60/2015/QĐ-TTg
Điều luật bổ sung Chương II Thông tư 312/2016/TT-BTC
Điều luật bổ sung Chương V Thông tư 312/2016/TT-BTC
Nội dung Chương IV Nghị định 115/2015/NĐ-CP
Nội dung Chương IV Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Chương III Luật bảo hiểm XH 2014
Mục 3 Chương III Luật BHXH 2014
Mục 5 Chương III Luật BHXH 2014
Chương IV Luật BHXH 2014
Thông tin chi tiết Điểm 3.2 khoản 3 Phần V Thông tư 111/2007/TT-BTC
Thông tin chi tiết Tiết c Điểm 4.2 Khoản 4 Phần V Thông tư 111/2007/TT-BTC
Thông tin chi tiết Gạch đầu dòng thứ 2, tiết b điểm 3.2 khoản 3 Phần V Thông tư 111/2007/TT-BTC
Thông tin chi tiết Tiết b điểm 3.2 khoản 3 Phần V Thông tư 111/2007/TT-BTC
Thông tin chi tiết Điểm 3.2 khoản 3 Phần V Thông tư 111/2007/TT-BTC
Thông tin chi tiết Gạch đầu dòng thứ 4, tiết a điểm 2.2 khoản 2 Phần VII Thông tư 111/2007/TT-BTC
Điều luật sửa đổi Biểu mẫu 11/BC-VDB ban hành kèm theo Thông tư 111/2007/TT-BTC
Điều luật bổ sung Chương III Thông tư 20/2016/TT-BTC