vi-VNen-US
Tạo tài khoản
 
Xem các văn bản cùng chuyên ngành


 

Nội dung quy định tại Mục 2 Chương III này được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II, Mục 1 Chương III và Mục 1 Chương IV Nghị định 166/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017:

Chương II

TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC, CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP, NHÀ Ở, NHÀ RIÊNG ĐẠI SỨ CỦA CƠ QUAN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

Mục 1. TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC

Điều 6. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc, diện tích nhà ở

1. Diện tích làm việc, diện tích nhà ở của chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà nước sở tại có quan hệ đặc biệt, đối tác chiến lược:

STT

Chức danh

Tiêu chuẩn diện tích làm việc tối đa
(m2/người)

Tiêu chuẩn diện tích nhà ở tối đa
(m2/người)

1

Nhóm 1: Đại sứ, Đại biện, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, Tổng Lãnh sự và chức danh tương đương

50

120

2

Nhóm 2: Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán, Phó trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, Phó Tổng Lãnh sự, Trưởng Đại diện cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài và chức danh tương đương

35

100

3

Nhóm 3: Lãnh sự, Phó lãnh sự, Bí thư, Phó trưởng Đại diện cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài và chức danh tương đương

15

70

4

Nhóm 4: Chức danh khác (riêng nhân viên hợp đồng không được bố trí diện tích nhà ở)

10

60

2. Diện tích làm việc, diện tích nhà  của chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài tại các nước không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này:

STT

Chức danh

Tiêu chuẩn diện tích làm việc tối đa
(m2/người)

Tiêu chuẩn diện tích nhà ở tối đa
(m2/người)

1

Nhóm 1: Đại sứ, Đại biện, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, Tổng Lãnh sự và chức danh tương đương

40

110

2

Nhóm 2: Công sứ, Tham tán Công sứ, Tham tán, Phó trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, Phó Tổng Lãnh sự, Trưởng Đại diện cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài và chức danh tương đương

30

90

3

Nhóm 3: Lãnh sự, Phó lãnh sự, Bí thư, Phó trưởng Đại diện cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài và chức danh tương đương

10

60

4

Nhóm 4: Chức danh khác (riêng nhân viên hợp đồng không được bố trí diện tích nhà ở)

08

50

3. Việc xác định cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng tiêu chuẩn, định mức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này do Bộ Ngoại giao quyết định trên cơ sở phân loại đối tác quan hệ ngoại giao của Chính phủ.

4. Trường hợp chức danh quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có tiêu chuẩn mang theo gia đình thì được cộng thêm diện tích nhà ở của mỗi thành viên có tiêu chuẩn đi theo tối đa 06 m2 sàn/người.

Điều 7. Diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp

1. Diện tích sử dụng chung là diện tích sử dụng phục vụ hoạt động chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; bao gồm: Phòng họp; phòng khách; phòng thường trực, bảo vệ; phòng y tế; phòng lưu trữ hồ sơ, tài liệu thông thường; phòng tổng đài điện thoại; phòng nhân sao tài liệu; nhà ăn, căng tin; thư viện; diện tích sảnh chính, sảnh phụ và hành lang, ban công và diện tích cần thiết khác không thuộc diện tích làm việc của các chức danh, diện tích chuyên dùng quy định tại Điều 6, Điều 8 Nghị định này.

Diện tích sử dụng chung không bao gồm diện tích chiếm chỗ của cột, tường, hộp kỹ thuật, cầu thang, diện tích nhà để xe; các phần diện tích này được thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng.

2. Diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được tính như sau:

a) Tối đa bằng 70% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 30 người trở lên;

b) Tối đa bằng 90% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 15 đến dưới 30 người;

c) Tối đa bằng 130% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 05 đến dưới 15 người;

d) Tối đa bằng 150% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có dưới 05 người.

Điều 8. Diện tích chuyên dùng trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà riêng Đại sứ

1. Diện tích chuyên dùng gồm:

a) Diện tích phục vụ công tác đối ngoại là diện tích phục vụ đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các hoạt động lễ tân, khánh tiết. Tùy điều kiện cụ thể, diện tích phục vụ công tác đối ngoại có thể được bố trí tại nhà riêng Đại sứ hoặc tại trụ sở làm việc của cơ quan đại diện;

b) Diện tích chuyên dùng không thuộc điểm a khoản này như: Phòng hội đàm, phòng trưng bày, phòng truyền thống, phòng tưởng niệm và diện tích chuyên dùng khác (nếu có) tại trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

2. Bộ, cơ quan trung ương ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính (đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc trung ương quản lý); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp (đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc địa phương quản lý).

….

Chương III

TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG XE Ô TÔ VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI KHÁC CỦA CƠ QUAN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

Mục 1. TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC

Điều 16. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô của cơ quan đại diện

1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác các chức danh:

a) Đại sứ và các chức danh tương đương, Đại biện, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại các tổ chức quốc tế được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô phục vụ công tác với mức giá tối đa 65.000 USD/xe. Tổng lãnh sự và chức danh tương đương được sử dụng thường xuyên 01 xe ô tô phục vụ công tác với mức giá tối đa 60.000 USD/xe;

b) Căn cứ mặt bằng giá và yêu cầu phục vụ hoạt động ngoại giao tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và mức giá quy định tại điểm a khoản này, Bộ Ngoại giao quyết định chủng loại, nhãn hiệu và giá mua xe phù hợp để trang bị xe ô tô phục vụ: công tác cho các chức danh quy định tại điểm a khoản này.

2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung:

a) Các chức danh của cơ quan đại diện tùy theo điều kiện cụ thể và tính chất công việc được bố trí xe ô tô phục vụ công tác theo quy định của Thủ trưởng cơ quan đại diện;

b) Căn cứ vào số lượng biên chế (không bao gồm các chức danh đã được trang bị xe theo quy định tại khoản 1 Điều này), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan đại diện theo định mức sau:

STT

Số lượng biên chế (người)

Số xe tối đa được trang bị (chiếc)

1

Từ 01 - 03

01

2

Từ 04 - 06

02

3

Từ 07 - 12

03

4

Từ 13 - 19

04

5

Từ 20 - 30

06

6

Từ 31 - 40

08

7

Từ 41 - 50

09

8

Trên 50

10

c) Trường hợp cơ quan đại diện có các bộ phận sáp nhập, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của các bộ phận sáp nhập được xác định tương ứng số lượng biên chế cửa từng bộ phận theo quy định tại điểm b khoản này;

d) Mức giá:

- Mỗi cơ quan đại diện được mua 01 xe ô tô với mức giá tối đa 45.000 USD/xe.

- Số xe còn lại được mua với mức giá tối đa 35.000 USD/xe.

3. Trường hợp tại một số địa bàn trọng điểm, cần thiết phải trang bị xe ô tô loại từ 09 chỗ ngồi trở lên phục vụ các đoàn công tác đối ngoại, Bộ Ngoại giao thống nhất với Bộ Tài chính về chủng loại xe, số lượng trang bị cho cơ quan đại diện. Xe ô tô được trang bị theo quy định tại khoản này không tính vào định mức xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan đại diện quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 17. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài

1. Căn cứ vào số lượng biên chế của cơ quan, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được xác định như sau:

STT

Số lượng biên chế (người)

Số xe tối đa được trang bị (chiếc)

1

Từ 01 - 03

01

2

Từ 04 - 06

02

3

Trên 06

03

2. Mức giá xe ô tô phục vụ công tác của cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài tối đa 35.000 USD/xe.

Điều 18. Điều chỉnh mức giá xe ô tô

Trường hợp do yêu cầu phục vụ hoạt động ngoại giao của nhà nước Việt Nam tại một số quốc gia, địa bàn trọng điểm mà quan hệ đối ngoại cần phải trang bị xe ô tô phục vụ công tác với mức giá cao hơn quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định này thì:

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định mức giá cao hơn không quá 10% so với mức giá quy định tại Nghị định này;

2. Trường hợp cần thiết phải trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung có mức giá cao hơn từ trên 10% đến không quá 20% so với mức giá quy định tại Nghị định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp;

3. Trường hợp cần thiết phải trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung có mức giá cao hơn trên 20% so với mức giá quy định tại Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 19. Trang bị phương tiện vận tải khác

1. Căn cứ điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm địa hình và yêu cầu phục vụ hoạt động công tác cụ thể tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc trang bị các loại phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô) phục vụ công tác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng nguồn kinh phí được phép sử dụng.

2. Trường hợp cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu mua sắm phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô) với mức giá trên 30.000 USD, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.

….

Chương IV

TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ VÀ TÀI SẢN KHÁC CỦA CƠ QUAN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

Mục 1. TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC

Điều 25. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến

1. Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trang bị cho chức danh và phòng làm việc của chức danh.

2. Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cho chức danh và phòng làm việc của chức danh được quy định chi tiết tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giá trần máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến áp dụng cho từng địa bàn trên cơ sở:

a) Máy móc, thiết bị có tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công việc, được sử dụng thông dụng trong các cơ quan, văn phòng của nước sở tại; không mua sắm những máy móc, thiết bị có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, gây lãng phí;

b) Giá của ít nhất 03 nhà cung cấp trên thị trường đã được niêm yết, thông báo rộng rãi tại nước sở tại hoặc thông tin chính thông do các nhà cung cấp công bố theo pháp luật của nước sở tại được khai thác qua mạng Internet đối với máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại điểm a khoản này;

c) Phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.

4. Căn cứ tình hình thực tế, điều kiện làm việc tại mỗi nước, dự toán ngân sách được giao hàng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến quy định tại khoản 2 Điều này bảo đảm không vượt mức giá trần theo quy định tại khoản 3 Điều này, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tính chất công việc, quan hệ ngoại giao và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

5. Ngoài máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến cần thiết khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc, nhu cầu sử dụng và khả năng ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Điều 26. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung

1. Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:

a) Máy móc, thiết bị trang bị tại các phòng phục vụ hoạt động chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;

b) Máy móc, thiết bị gắn với nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng và các máy móc, thiết bị khác phục vụ hoạt động chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu sử dụng, thiết kế xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Điều 27. Tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng

1. Máy móc, thiết bị chuyên dùng của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là máy móc, thiết bị có yêu cầu về tính năng, dung lượng, cấu hình cao hơn máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến và máy móc, thiết bị khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

2. Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng (chủng loại, số lượng) của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, khả năng ngân sách nhà nước.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, định mức đã ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều này, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

4. Việc ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy định tại khoản 2 Điều này được áp dụng đối với máy móc, thiết bị đủ tiêu chuẩn tài sản cố định theo quy định của chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Máy móc, thiết bị chuyên dùng không đủ điều kiện tiêu chuẩn tài sản cố định, Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc, nhu cầu sử dụng và khả năng nguồn kinh phí được phép sử dụng bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Điều 28. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng thiết bị sinh hoạt tại nhà ở, nhà riêng Đại sứ

1. Thiết bị sinh hoạt trang bị cho chức danh làm việc tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và các thành viên có tiêu chuẩn đi theo là các thiết bị gắn liền với nhà ở, nhà riêng Đại sứ; gồm: Bộ bàn ghế ngồi làm việc, bộ bàn ghế tiếp khách, bộ bàn ghế ăn, tủ tài liệu, ti vi, điện thoại cố định, tủ quần áo, giường, đệm, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, bếp và các thiết bị khác (nếu cần).

2. Thiết bị sinh hoạt gắn liền với nhà ở của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giá trần thiết bị sinh hoạt áp dụng cho từng địa bàn trên cơ sở:

a) Thiết bị sinh hoạt có tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, được sử dụng phổ biến tại nước sở tại, không mua sắm thiết bị sinh hoạt có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, gây lãng phí;

b) Giá của ít nhất 03 nhà cung cấp trên thị trường đã được niêm yết, thông báo rộng rãi tại nước sở tại hoặc từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp công bố theo pháp luật của nước sở tại được khai thác qua mạng Internet đối với thiết bị sinh hoạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại điểm a khoản này;

c) Phù hợp với khả năng ngân sách của Nhà nước.

4. Căn cứ tình hình thực tế, điều kiện làm việc của từng nước, dự toán ngân sách được giao hàng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị thiết bị sinh hoạt quy định tại khoản 2 Điều này bảo đảm không vượt mức giá trần theo quy định tại khoản 3 Điều này, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với điều kiện sinh hoạt tại nước sở tại và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

5. Trường hợp nhà thuê để ở đã được bên cho thuê trang bị thiết bị sinh hoạt phù hợp thì được trang bị bổ sung thiết bị sinh hoạt còn thiếu theo quy định tại Nghị định này.

6. Ngoài thiết bị sinh hoạt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc trang bị thiết bị sinh hoạt cần thiết khác phù hợp với điều kiện sinh hoạt tại nước sở tại và nhu cầu thực tế của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 29. Trang bị tài sản khác

Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu phục vụ hoạt động công tác cụ thể tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc trang bị tài sản khác (ngoài máy móc, thiết bị quy định tại các Điều 25, 26, 27, 28 Nghị định này) phục vụ công tác của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc phạm, vi quản lý, bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với khả năng nguồn kinh phí được phép sử dụng.

 

Collapse VĂN BẢN THÔNG TIN CHƯƠNG MỤC - LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNGVĂN BẢN THÔNG TIN CHƯƠNG MỤC - LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
Collapse Chi tiết điều luật 15/2017/QH14Chi tiết điều luật 15/2017/QH14
Chương III
Mục 2 Chương III
Mục 3 Chương III
Mục 4 Chương III
Mục 5 Chương III
Mục 7 Chương III
Chương V
Mục 1 Chương VI
Mục 2 Chương VI
Chương VIII