vi-VNen-US
Tạo tài khoản

Thông tin: Điều 110

Ngày ban hành: 21/06/2017
Ngày hiệu lực: 01/01/2018
Ngày hết hiệu lực toàn bộ:
 
Ngày hết hiệu lực một phần lần 1:
Ngày hết hiệu lực một phần lần 2:
Ngày hết hiệu lực một phần lần 3:
Ngày hết hiệu lực một phần lần 4:
Ngày hết hiệu lực một phần lần 5:
 
 

Điều luật đang xem xét:

Điều 110. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Sau khi có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm báo cáo cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này.

2. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản theo các hình thức quy định tại Điều 109 của Luật này, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

3. Căn cứ quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm tổ chức xử lý tài sản theo quy định tại Điều 111 của Luật này.

Mục lục
 
Điều luật
 

Điều luật hướng dẫn, quy định chi tiết(8)

 
Nội dung quy định tại Điều 110 này được hướng dẫn bởi Điều 8 đến Điều 16 Nghị định 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018:
Điều 16. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư

1. Chậm nhất 01 năm trước ngày chuyển giao hoặc trong thời hạn thỏa thuận tại Hợp đồng dự án, doanh nghiệp dự án phải đăng báo công khai việc chuyển giao tài sản, thủ tục, thời hạn thanh lý hợp đồng, thanh toán các Khoản nợ.

2. Doanh nghiệp dự án phải đảm bảo tài sản chuyển giao không được sử dụng tài sản để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ khác của doanh nghiệp dự án trước thời điểm chuyển giao, trừ trường hợp Hợp đồng dự án có quy định khác.

3. Cơ quan nhà nước ký hợp đồng dự án chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về tài sản, cơ quan tài chính và các cơ quan khác có liên quan (nếu cần) thực hiện:

a) Tổ chức giám định chất lượng, giá trị, tình trạng tài sản theo thỏa thuận tại Hợp đồng dự án.

b) Lập danh Mục tài sản chuyển giao.

c) Lập biên bản xác định các hư hại của tài sản (nếu có) để yêu cầu doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì tài sản.

d) Thực hiện tiếp nhận và ký biên bản nhận chuyển giao tài sản;

Việc chuyển giao, tiếp nhận tài sản phải thực hiện theo đúng thời hạn tại Hợp đồng dự án.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản nhận chuyển giao tài sản, cơ quan nhà nước ký hợp đồng dự án có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quy định tại điểm b Khoản 5 và điểm đ Khoản 6 Điều 7 Nghị định này để xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản: 01 bản chính.

b) Bảng kê chủng loại, số lượng (khối lượng), giá trị, tình trạng tài sản: 01 bản chính.

c) Biên bản nhận chuyển giao tài sản: 01 bản chính.

d) Tài liệu khác chứng minh quyền tài sản (nếu có): 01 bản sao.

5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 4 Điều này, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm b Khoản 5 và điểm đ Khoản 6 Điều 7 Nghị định này ban hành quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

6. Các Khoản chi phí tổ chức giám định chất lượng, giá trị, tình trạng tài sản và các chi phí khác theo quy định liên quan (nếu có) để thực hiện chuyển giao, tiếp nhận tài sản được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước của cơ quan ký hợp đồng dự án để thực hiện. Mức chi thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 30 Nghị định này.

Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 110 này được hướng dẫn bởi Điều 5 và Điều 35 Nghị định 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018:
Điều 5. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân) được quy định như sau:

1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:

a) Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) ra quyết định tịch thu.

b) Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.

2. Đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao, Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi là Phòng Tài chính Kế hoạch) là đơn vị chủ trì quản lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao.

3. Đối với vật chứng vụ án do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định tịch thu, cơ quan đã ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

4. Đối với bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý đối với bất động sản, di tích lịch sử - văn hóa, Phòng Tài chính Kế hoạch là đơn vị chủ trì quản lý đối với động sản; trường hợp một vụ việc bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau (bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản) thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

5. Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

6. Đối với tài sản của quỹ bị giải thể:

a) Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được ủy quyền quyết định giải thể.

b) Cơ quan trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quyết định giải thể là đơn vị chủ trì quản lý tài sản đối với tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định giải thể.

7. Đối với hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan, Cục Hải quan là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

8. Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam mà khi chuyển giao đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài sản là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

9. Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam mà khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận, quản lý, sử dụng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm chủ trì quản lý tài sản như sau:

a) Đối với tài sản của các dự án do các chuyên gia, nhà thầu, tư vấn nước ngoài thực hiện dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ không hoàn lại chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam, Ban quản lý dự án là đơn vị chủ trì quản lý tài sản; trường hợp Ban quản lý dự án đã bị giải thể thì cơ quan chủ quản dự án là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

b) Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng, Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

c) Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực an ninh, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Công an phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

d) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

đ) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho chính quyền địa phương, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

10. Đối với tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời gian hoạt động, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

11. Đối với tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, cơ quan ký hợp đồng đối tác công tư là đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

Điều 35. Chế độ báo cáo về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Tất cả tài sản khi được xác lập quyền sở hữu toàn dân đều phải được báo cáo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công và được kê khai, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để quản lý thống nhất.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện báo cáo kê khai, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc xử lý tài sản theo phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện cập nhật kết quả xử lý tài sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

4. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công có trách nhiệm báo cáo về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nội dung quy định tại khoản 2 Điều 110 này được hướng dẫn bởi Điều 18 và Điều 19 Nghị định 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018:
Điều 18. Trình tự, thủ tục lập và trình phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định như sau:

a) Đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Nghị định này lập phương án xử lý đối với tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật, trừ tài sản bị tịch thu quy định tại điểm c Khoản này.

b) Cơ quan hải quan lập phương án xử lý đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Cục trưởng Cục Hải quan, trừ tài sản là hàng hóa tồn đọng quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định này.

c) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công lập phương án xử lý đối với các tài sản sau:

- Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật được xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định này;

- Các tài sản còn lại được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

2. Nội dung chủ yếu của phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:

a) Thông tin về tài sản: Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản hoặc quyết định tịch thu tài sản (số, ngày, tháng, năm, cơ quan ban hành), chủng loại, số lượng, chất lượng tài sản, nguồn gốc xuất xứ, năm sản xuất, nước sản xuất...

b) Giá trị tài sản (nếu có).

Riêng đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng thì đơn vị lập phương án xử lý tài sản phải thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị tài sản ghi vào phương án. Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng của đơn vị lập phương án và đại diện: Cơ quan tài chính (nơi có tài sản), cơ quan tiếp nhận (nếu có), cơ quan chuyên môn có liên quan.

c) Hình thức xử lý phù hợp với từng loại tài sản:

- Giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành đối với tài sản quy định tại Khoản 2 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

- Giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Việc giao hoặc Điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng phải căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật và chỉ áp dụng đối với: Nhà, đất; xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy, máy móc, thiết bị và các tài sản khác có tỷ lệ chất lượng còn lại từ 50% trở lên;

- Giao cho doanh nghiệp theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp;

- Bán (đấu giá, bán chỉ định, niêm yết giá) theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan. Riêng đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng (thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản, hàng hóa dễ cháy, nổ, hàng thực phẩm đã qua chế biến nhưng hạn sử dụng còn dưới 30 ngày, động vật rừng hoang dã đã chết nhưng không thuộc đối tượng phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật...); tài sản là hàng hóa cồng kềnh, có trọng lượng lớn được chuyên chở trên các phương tiện giao thông đường thủy, đường biển mà việc bốc dỡ tốn kém, chi phí lớn; tài sản là vật tư, hàng hóa cấm nhập khẩu buộc phải tái xuất mà chi có một tổ chức kinh tế có chức năng tái xuất đối với vật tư, hàng hóa đó, thì được bán chỉ định hoặc niêm yết giá;

- Tiêu hủy đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng nhưng không thể xử lý theo hình thức bán; tài sản không còn khả năng sử dụng hoặc tài sản thuộc danh Mục cấm sản xuất, kinh doanh và lưu thông theo quy định của pháp luật gồm: Văn hóa phẩm độc hại, ma túy, hàng giả, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã đã chết và các tài sản khác buộc phải tiêu hủy. Trường hợp đặc biệt cần xử lý theo hình thức khác để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản báo cáo Bộ Tài chính hoặc báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định xử lý;

- Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ; nộp vào Kho bạc nhà nước đối với vàng, bạc, đá quý, kim loại quý. Đối với giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục chuyển đổi thành tiền mặt nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định, trường hợp không đủ Điều kiện chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục gửi Kho bạc nhà nước để lưu giữ, bảo quản;

- Xử lý khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

d) Cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp xử lý. Trong đó, cơ quan chủ trì xử lý tài sản là đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Điều 5 Nghị định này.

đ) Thời hạn xử lý.

e) Chi phí xử lý.

g) Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản.

h) Các nội dung khác (nếu có).

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định tịch thu tài sản hoặc có quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản và trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Điều này.

Điều 19. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với:

- Tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định tịch thu;

- Điều chuyển tài sản từ trung ương về địa phương và ngược lại hoặc giữa các địa phương với nhau.

b) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với:

- Các tài sản còn lại do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương ra quyết định tịch thu không thuộc phạm vi quy định tại điểm a Khoản này;

- Tài sản chuyển giao cho cơ quan chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cơ quan địa phương quyết định tịch thu.

2. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.

b) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý theo hình thức giao, Điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc Điều chuyển giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tài sản quy định tại điểm a Khoản này.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản đối với các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.

3. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là bất động sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, di sản không có người nhận thừa kế, hàng hóa tồn đọng như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là di tích lịch sử - văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.

b) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý theo hình thức giao, Điều chuyển cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc Điều chuyển giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tài sản quy định tại điểm a Khoản này.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý đối với các trường hợp không thuộc phạm vi các điểm a, b và d Khoản này.

d) Cục trưởng Cục Hải quan phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, trừ tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại điểm a, điểm b Khoản này.

4. Tài sản của quỹ bị giải thể, cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại Khoản 4 và điểm d Khoản 6 Điều 7 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.

5. Tài sản do các tổ chức cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5 và điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.

6. Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại điểm c Khoản 6 Điều 7 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.

7. Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản quy định tại điểm b Khoản 5 và điểm đ Khoản 6 Điều 7 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.

8. Trường hợp tài sản xử lý theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định ghi tăng vốn theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan là cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.