vi-VNen-US
Tạo tài khoản

Thông tin: Điều 37

Ngày ban hành: 29/11/2006
Ngày hiệu lực: 01/07/2007
Ngày hết hiệu lực toàn bộ:
 
Ngày hết hiệu lực một phần lần 1:
Ngày hết hiệu lực một phần lần 2:
Ngày hết hiệu lực một phần lần 3:
Ngày hết hiệu lực một phần lần 4:
Ngày hết hiệu lực một phần lần 5:
 
 

Điều luật đang xem xét:

Điều 37. Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều

1. Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều gồm có lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân.

2. Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức, sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều do Chính phủ quy định.

3. Lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường ven đê và do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Mục lục
 
Điều luật
 

Điều luật hướng dẫn, quy định chi tiết(3)

 
Nội dung quy định tại khoản 2 Điều 37 này được hướng dẫn bởi các điều Điều 6, Điều 7 Nghị định 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 06 năm 2007:

Điều 7. Cơ cấu tổ chức của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều theo khoản 2 Điều 37 của Luật đê điều được quy định như sau:

1. Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) có đê được tổ chức thành các Hạt Quản lý đê trong phạm vi một huyện hoặc liên huyện.

Hạt Quản lý đê là đơn vị của Chi cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh; có trụ sở làm việc, có con dấu và tài khoản riêng.

2. Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có chức năng trực tiếp quản lý và bảo vệ đê điều, từ đê cấp III đến đê cấp đặc biệt.

Đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V; tuyến đê và công trình phân lũ, làm chậm lũ việc tổ chức quản lý do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

3. Biên chế của Hạt Quản lý đê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo định mức:

a) Một người quản lý trực tiếp từ 1 đến 2 km đê đối với đê cấp đặc biệt; từ 3 đến 4 km đê đối với đê từ cấp I đến cấp III;

b) Định mức biên chế quản lý tuyến đê cấp IV, cấp V; tuyến đê và công trình phân lũ, làm chậm lũ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Điều 8. Chế độ, chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều theo khoản 2 Điều 37 của Luật đê điều được quy định như sau:

1. Sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và thẻ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

2. Việc cấp sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu và thẻ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều được thực hiện theo các quy định như sau: mũ kêpi 3 năm cấp một lần; mũ mềm 2 năm cấp một lần; mũ bông 3 năm cấp một lần. áo bông 3 năm cấp một lần; quần áo thu đông, áo gi lê và ca vát 3 năm cấp một lần ; quần áo xuân hè 1 năm cấp một lần (năm đầu cấp hai bộ); tất chân 1 năm cấp hai đôi; giày da 3 năm cấp một lần; thắt lưng da 3 năm cấp một lần; phù hiệu, cấp hiệu và thẻ được đổi hoặc cấp lại khi bị hư hỏng.

3. Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều được hưởng các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp ưu đãi và chế độ trang bị dụng cụ, thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về chế độ trang bị dụng cụ, thiết bị, phương tiện, bảo hộ lao động cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều.

4. Kinh phí hoạt động của Hạt Quản lý đê do ngân sách cấp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.