vi-VNen-US
Tạo tài khoản

Thông tin: Điều 43

Ngày ban hành: 29/11/2006
Ngày hiệu lực: 01/07/2007
Ngày hết hiệu lực toàn bộ:
 
Ngày hết hiệu lực một phần lần 1: 01/01/2019
Ngày hết hiệu lực một phần lần 2:
Ngày hết hiệu lực một phần lần 3:
Ngày hết hiệu lực một phần lần 4:
Ngày hết hiệu lực một phần lần 5:
 
 

Điều luật đang xem xét:

Điều 43. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý nhà nước về đê điều

 

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều trong phạm vi địa phương phù hợp với quy hoạch đê điều chung của cả nước, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê;

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;

c) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh và tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệ đê điều;

d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;

đ) Thành lập lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân;

e) Quản lý lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh;

g) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi của địa phương;

h) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn;

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;

c) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi địa phương;

d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;

đ) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương;

e) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trên địa bàn;

b) Huy động lực lượng lao động tại địa phương quy định tại khoản 2 Điều 24 và lực lượng quản lý đê nhân dân quy định tại Điều 41 của Luật này; phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa lũ, lụt, bão trên các tuyến đê thuộc địa bàn;

c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;

d) Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;

đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.

Mục lục
 
Điều luật
 

Điều luật hướng dẫn, quy định chi tiết(0)

Không có bản ghi nào