vi-VNen-US
Tạo tài khoản
 
Xem các văn bản cùng chuyên ngành
Thông tư 07/2015/TT-BCA | Ban hành: 27/01/2015  |  Hiệu lực: 16/03/2015  |  Trạng thái: Còn hiệu lực


 
tusachluat.vn

BỘ CÔNG AN
______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________

 

Số: 07/2015/TT-BCA

 

Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2015

 

THÔNG TƯ

Quy định quản lý trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc

____________

 

Căn cứ Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10/01/2014 quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây viết gọn là Nghị định số 02/2014/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp,

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định quản lý trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phân loại trại viên, nâng loại, hạ loại, quản lý trại viên theo loại tại cơ sở giáo dục bắt buộc; quản lý trại viên khi sinh hoạt, học tập, lao động, học nghề; quản lý trại viên khi chữa bệnh tại bệnh viện, cơ sở y tế ngoài cơ sở giáo dục bắt buộc.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Cơ quan quản lý cơ sở giáo dục bắt buộc.

2. Cơ sở giáo dục bắt buộc.

3. Trại viên đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc của trại viên.

Điều 3. Nguyên tắc phân loại, quản lý trại viên

1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Không bố trí những trại viên khác loại, trại viên trong cùng vụ việc vi phạm pháp luật hoặc có quan hệ gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, kể cả bên vợ hoặc chồng) cùng buồng quản lý, đội hoặc tổ trại viên (trừ trường hợp Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định).

Chương II

PHÂN LOẠI, QUẢN LÝ TRẠI VIÊN

Điều 4. Phân loại trại viên

1. Trại viên được phân thành 3 loại: H1, H2, H3

a) Loại H1 gồm những trại viên thuộc một trong các trường hợp sau:

- Đã có tiền án hoặc đã bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (trước đây là đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng;

- Đã được xóa án tích hoặc đã được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (trước đây là đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng;

- Cầm đầu, chủ mưu trong các vụ việc vi phạm pháp luật;

- Quá trình chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc không nhận rõ lỗi lầm, thường xuyên có hành vi chống đối hoặc đã có 01 lần trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 02/2014/NĐ-CP từ 02 lần trở lên.

- Trại viên loại H2 bị nâng loại.

b) Loại H2 gồm những trại viên thuộc một trong các trường hợp sau:

- Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 18 tháng trở lên (trừ các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này);

- Trại viên loại H1 được hạ loại; trại viên loại H3 bị nâng loại.

c) Loại H3 gồm những trại viên thuộc một trong các trường hợp sau:

- Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc dưới 18 tháng (trừ các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này);

- Trại viên loại H2 được hạ loại.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận trại viên, Đội trưởng Trinh sát phải nghiên cứu hồ sơ, báo cáo Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định phân loại và tổ chức quản lý trại viên theo loại. Trong thời gian chưa phân loại, trại viên được quản lý tập trung.

Điều 5. Nâng loại, hạ loại trại viên

1. Hạ loại trại viên

a) Trại viên tích cực học tập, lao động, đã chấp hành được 1/2 thời hạn mà trong thời gian đó liên tục tiến bộ thì được xét hạ loại;

b) Trại viên lập công, cung cấp thông tin giúp ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự, trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc khác được Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng thì được xét hạ loại đột xuất.

2. Nâng loại trại viên

Trại viên có hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự, câu kết, móc nối, tìm cách trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 02/2014/NĐ-CP từ 02 lần trở lên thì xem xét nâng loại.

3. Hội đồng xét nâng loại, hạ loại trại viên do Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập, gồm:

- Giám đốc Cơ sở giáo dục bắt buộc làm Chủ tịch hội đồng;

- Phó Giám đốc phụ trách trinh sát làm Phó Chủ tịch;

- Phó giám đốc phụ trách giáo dục, Phó Giám đốc phụ trách phân khu, Đội trưởng Trinh sát, Đội trưởng Giáo dục, hồ sơ, Đội trưởng Cảnh sát quản giáo, Đội trưởng Cảnh sát bảo vệ - cơ động, Trưởng phân khu làm Ủy viên.

Căn cứ kết quả họp của Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng quyết định nâng loại, hạ loại trại viên. Quyết định được lưu vào hồ sơ trại viên.

4. Thời gian xét nâng loại, hạ loại trại viên thực hiện cùng với kỳ xếp loại thi đua Quý II và Quý IV của cơ sở giáo dục bắt buộc, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Điều 6. Tổ chức quản lý trại viên theo loại

1. Trại viên được tổ chức thành từng đội, mỗi đội không quá 35 trại viên đối với loại H1, không quá 45 trại viên đối với loại H2, H3.

2. Trại viên loại H1 quản lý tại khu I; trại viên loại H2, H3 quản lý tại khu II. Các buồng quản lý khu I được đánh số thứ tự từ I.1, I.2...cho đến hết; các buồng quản lý khu II được đánh số thứ tự từ II.1, II.2...cho đến hết. Trước cửa buồng quản lý trại viên phải có sơ đồ vị trí chỗ nằm, có ảnh, ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán (hoặc nơi đăng ký thường trú) của từng trại viên. Sơ đồ vị trí chỗ nằm của trại viên phải được Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc phê duyệt.

3. Trại viên nữ phải bố trí quản lý ở khu vực riêng, có tường rào ngăn cách, lối đi riêng với khu vực quản lý trại viên nam.

Điều 7. Quản lý trại viên khi sinh hoạt, học tập, lao động, học nghề

1. Trại viên được bố trí sinh hoạt, học tập, lao động, học nghề theo đội. Mỗi đội trại viên phải có cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc theo dõi, giám sát. Trường hợp trại viên đi lao động thì mỗi đội phải có ít nhất 02 cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc làm nhiệm vụ canh gác, dẫn giải.

2. Trại viên loại H1 được bố trí lao động trong khuôn viên cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc ở những nhà xưởng, khu lao động có vọng gác, tường rào bảo vệ.

3. Cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc được giao quản lý, phụ trách đội trại viên phải bàn giao dụng cụ, phương tiện lao động, học nghề cho từng trại viên để sử dụng, quản lý trong khi lao động, học nghề. Hết giờ làm việc phải kiểm tra, thống kê đầy đủ và đưa vào kho để quản lý. Kho phải bố trí bên ngoài khu vực quản lý trại viên.

4. Ngoài giờ sinh hoạt, học tập, lao động, học nghề, trại viên được quản lý tại buồng quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.

Điều 8. Quản lý trại viên khi khám, điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế

1. Trại viên bị ốm mà vượt quá khả năng điều trị của cơ sở giáo dục bắt buộc thì cán bộ y tế chủ trì, thống nhất với Đội trưởng Trinh sát, Đội trưởng Cảnh sát quản giáo, Đội trưởng Giáo dục, hồ sơ, Đội trưởng Cảnh sát bảo vệ - cơ động, Trưởng phân khu cơ sở giáo dục bắt buộc báo cáo Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định đưa trại viên đi khám, điều trị tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

2. Trong thời gian khám, điều trị tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế phải có cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc quản lý chặt chẽ 24/24 giờ trong ngày. Trường hợp trại viên phải nằm điều trị tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế đó thì phải có ít nhất 01 cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc quản lý 01 trại viên.

Đối với trại viên loại H1, trại viên bị quản lý riêng mắc bệnh hiểm nghèo, ốm nặng thì phải có ít nhất 02 cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc quản lý 01 trại viên.

3. Trường hợp bệnh thuyên giảm, cán bộ cơ sở giáo dục bắt buộc được giao quản lý trại viên thống nhất với bệnh viện hoặc cơ sở y tế đưa ngay trại viên về bệnh xá của cơ sở giáo dục bắt buộc để quản lý, điều trị theo phác đồ điều trị của bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

Điều 9. Trại viên quản lý riêng

1. Trại viên thuộc một trong các trường hợp sau thì thì bị quản lý riêng:

a) Trại viên vi phạm nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 02/2014/NĐ-CP từ 02 lần trở lên trong một năm;

b) Trại viên có biểu hiện, hành vi câu kết, móc nối với trại viên khác, người khác gây mất an ninh, trật tự, trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vật cấm vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

c) Trại viên khác xét thấy cần phải cách ly để tránh bị tác động xấu, bảo đảm yêu cầu quản lý, giáo dục trại viên.

2. Buồng quản lý riêng bố trí quản lý từ 02 đến 15 trại viên, được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Công an.

3. Thời hạn quản lý riêng từ 01 tháng đến 03 tháng. Trong thời gian quản lý riêng nếu trại viên tiến bộ thì có thể được xét đưa ra buồng quản lý chung trước thời hạn, nếu không tiến bộ thì có thể gia hạn nhiều lần, nhưng không quá thời hạn chấp hành quyết định.

4. Việc quản lý riêng trại viên, đưa trại viên ra buồng quản lý chung trước thời hạn do Đội trưởng Trinh sát chủ trì, thống nhất với Đội trưởng Giáo dục, hồ sơ, Đội trưởng Cảnh sát quản giáo, Đội trưởng Cảnh sát bảo vệ - cơ động, Trưởng phân khu báo cáo Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định.

5. Trong thời gian trại viên bị quản lý riêng, Đội Trinh sát, Đội Giáo dục, hồ sơ, Đội Cảnh sát quản giáo, Trưởng phân khu có trách nhiệm phân công cán bộ thường xuyên gặp gỡ, giáo dục trại viên đó.

6. Trại viên quản lý riêng phải có hồ sơ theo dõi tại Đội Trinh sát.

Điều 10. Điều chuyển trại viên

Trại viên thường xuyên vi phạm nội quy đã bị quản lý riêng hoặc đã được giáo dục nhưng không tiến bộ thì Đội trưởng Trinh sát thống nhất với Đội trưởng Giáo dục, hồ sơ, Đội trưởng Cảnh sát quản giáo, Đội trưởng Cảnh sát bảo vệ - cơ động, Trưởng phân khu báo cáo Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc điều chuyển trại viên từ phân khu này đến phân khu khác. Trường hợp xét thấy cần thiết phải phân hóa, điều chuyển trại viên đó đến cơ sở giáo dục bắt buộc khác mới bảo đảm an ninh, trật tự cho cơ sở giáo dục bắt buộc cũng như yêu cầu nghiệp vụ quản lý trại viên thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp xem xét, quyết định điều chuyển trại viên đến cơ sở giáo dục bắt buộc khác. Quyết định điều chuyển được gửi cho cơ quan đã lập hồ sơ, Tòa án nhân dân đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trại viên.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 16/3/2015 và thay thế Quyết định số 03/2005/QĐ-BCA(V26) ngày 05/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân loại và tổ chức quản lý trại viên theo loại trong các cơ sở giáo dục.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) để có hướng dẫn kịp thời./.

Nơi nhận:
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT. C81(C85).

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)


Đại tướng Trần Đại Quang

 

Collapse Luật Xử lý vi phạm hành chínhLuật Xử lý vi phạm hành chính
Collapse Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi 2020Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi 2020
Expand 1. Luật1. Luật
Expand 2. Hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành2. Hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành
Expand Biện pháp XLHC giáo dục tại xã, phường, thị trấnBiện pháp XLHC giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Expand Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chínhCơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Expand Mẫu biểu trong xử phạt hành chínhMẫu biểu trong xử phạt hành chính
Expand Quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thuQuản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Expand Sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ trong xử lý VPHC trong giao thông đường bộSử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ trong xử lý VPHC trong giao thông đường bộ
Expand Thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chínhThi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính
Expand Thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHCThủ tục cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC
Expand Thủ tục thu, nộp, biên lai thu tiền phạt VPHCThủ tục thu, nộp, biên lai thu tiền phạt VPHC
Expand Thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túyThủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy
Collapse Xử lý đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộcXử lý đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc
Nghị định 02/2014/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc
Thông tư 07/2015/TT-BCA Quy định quản lý trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc
Nghị định 136/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thông tư 14/2014/TT-BLĐTBXH Ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dân xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thông tư 19/2015/TT-BTP Quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thông tư 20/2015/TT-BCA Ban hành nội quy trường giáo dưỡng
Thông tư 21/2015/TT-BCA Ban hành nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc
Nghị định 221/2013/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thông tư 30/2016/TT-BCA Quy định công tác của Giáo viên chủ nhiệm ở trường giáo dưỡng
Thông tư 31/2016/TT-BCA Quy định công tác của Cảnh sát quản giáo ở cơ sở giáo dục bắt buộc
Thông tư 43/2015/TT-BCA Quy định về thăm gặp; nhận, gửi thư, tiền, quà; liên lạc điện thoại đối với học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc
Thông tư 09/2017/TT-BTP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thông tư 05/2018/TT-BCA Quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Nghị định 80/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấp phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
Văn bản hợp nhất 427/VBHN-BTP Quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Văn bản hợp nhất 1866/VBHN-BLĐTBXH Quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Expand Chế độ báo cáo về xử lý vi phạm hành chínhChế độ báo cáo về xử lý vi phạm hành chính
Expand XỬ PHẠT VPHC TRONG NGÀNH, LĨNH VỰCXỬ PHẠT VPHC TRONG NGÀNH, LĨNH VỰC
Expand Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý VPHCKiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý VPHC
Expand Công văn giải đáp áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính (không phải VBQPPL)Công văn giải đáp áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính (không phải VBQPPL)
Expand Biểu mẫu trong xử phạt vi phạm hành chínhBiểu mẫu trong xử phạt vi phạm hành chính
Expand VBQPPL ĐỊA PHƯƠNGVBQPPL ĐỊA PHƯƠNG
Expand Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002
Expand Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 1995Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 1995
Expand Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 1989Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 1989
Expand VBQPPL về phạt vi cảnh, phạt hành chính (cũ)VBQPPL về phạt vi cảnh, phạt hành chính (cũ)