vi-VNen-US
Tạo tài khoản
 
Xem các văn bản cùng chuyên ngành
Nghị định 115/2010/NĐ-CP | Ban hành: 24/12/2010  |  Hiệu lực: 15/02/2011  |  Trạng thái: Hết hiệu lực toàn bộ


 
tusachluat.vn

CHÍNH PHỦ

 _________

 

Số: 115/2010/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2010 

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục

___________________

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009.

Đối với trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề, tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng với các Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh), Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện), Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã).

Điều 3. Nguyên tắc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục

1. Bảo đảm tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.

2. Bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Phân công, phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao.

Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 và Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các Bộ

Các Bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ; đồng thời phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.

1. Các Bộ có cơ sở giáo dục trực thuộc có trách nhiệm:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về đào tạo, phát triển nhân lực của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực quốc gia, đáp ứng yêu cầu nhân lực của ngành và của xã hội;

b) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc quy định cụ thể việc đào tạo, quy định văn bằng công nhận trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng cho những người được đào tạo chuyên sâu sau khi tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt; xây dựng chương trình khung đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp;

c) Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ trong việc bảo đảm các điều kiện về thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo; thực hiện quy chế tuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo; quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thu, chi học phí, công khai chất lượng giáo dục, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; công khai tài chính; việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội; xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của pháp luật;

d) Quyết định mở ngành đào tạo đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ, các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc các doanh nghiệp do Bộ thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức, hoạt động và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

e) Quyết định công nhận hội đồng trường đối với các cơ sở giáo dục công lập; quyết định xếp hạng các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật; quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Bộ, các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc các doanh nghiệp do Bộ thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó, phù hợp quy hoạch mạng lưới trường trung cấp chuyên nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

g) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ hoặc trực thuộc các doanh nghiệp do Bộ thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó;

h) Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các khoản thu hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo quy định của pháp luật;

i) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về lĩnh vực giáo dục, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan tổng hợp quy hoạch, kế hoạch năm năm và hàng năm về phát triển giáo dục của cả nước và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Bộ liên quan, UBND cấp tỉnh lập, phân bổ và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước về giáo dục; xây dựng chế độ chi tiêu ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục; thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính, ngân sách đối với lĩnh vực giáo dục theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; hướng dẫn cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục; cơ chế quản lý và sử dụng nguồn thu học phí và các khoản thu hợp pháp khác của cơ sở giáo dục.

4. Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng và giao biên chế công chức cho các Bộ và UBND cấp tỉnh (trong đó có biên chế công chức của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo) trong tổng biên chế công chức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; các văn bản hướng dẫn quản lý công chức, viên chức trong lĩnh vực giáo dục theo thẩm quyền.

Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh

UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phát triển giáo dục, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn tỉnh:

1. Xây dựng và trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành các chính sách của địa phương để phát triển giáo dục trên địa bàn.

3. Bảo đảm chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục trung cấp chuyên nghiệp do địa phương quản lý; giám sát việc bảo đảm chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học và trung cấp chuyên nghiệp khác theo quy định của pháp luật; chỉ đạo và tổ chức thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quản lý các cơ sở giáo dục

a) Quản lý hành chính theo lãnh thổ các trường đại học, cao đẳng trực thuộc các Bộ đóng trên địa bàn; quản lý các trường đại học công lập trực thuộc tỉnh, các trường đại học, cao đẳng tư thục trên địa bàn theo điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường do cấp có thẩm quyền ban hành và các quy định của pháp luật;

b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi loại hình trường các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của tỉnh (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài): trường trung cấp chuyên nghiệp, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông), trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh (nếu có), trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm ngoại ngữ, tin học và các cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh;

c) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức và thực hiện chính sách đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học công lập trực thuộc tỉnh theo tiêu chuẩn quy định tại Điều lệ trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành; quyết định công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng trường đại học tư thục trên địa bàn theo tiêu chuẩn được quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục do Thủ tướng Chính phủ ban hành; quyết định công nhận hội đồng trường, trường đại học trực thuộc tỉnh.

6. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn UBND cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ.

7. Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm đủ biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục, biên chế công chức cho cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo.

8. Quản lý, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách hiện hành; việc thu, chi học phí, lệ phí và các khoản thu hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục thuộc trách nhiệm quản lý của UBND cấp tỉnh; huy động các nguồn lực cho giáo dục, xã hội hóa giáo dục để phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh.

9. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.

10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.

11. Chỉ đạo và thực hiện công tác hợp tác quốc tế về giáo dục.

12. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện phong trào thi đua; quyết định khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với sự phát triển giáo dục trên địa bàn.

13. Chỉ đạo việc kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về giáo dục trong việc bảo đảm các điều kiện về thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo; công khai chất lượng giáo dục, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ sở giáo dục đại học được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định này.

14. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáo dục theo quy định của pháp luật.

15. Quản lý nhà nước các cơ sở dịch vụ tư vấn, đưa người đi du học tự túc theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:

a) Trình UBND cấp tỉnh: dự thảo quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn; dự thảo các quyết định, chỉ thị khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh để phát triển giáo dục;

b) Trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh: dự thảo quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

2. Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về giáo dục sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; công tác tuyển sinh, thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc; quyết định việc mở ngành đào tạo đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc sở theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục đào tạo được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định này.

4. Giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ đưa người đi đu học tự túc ở ngoài nước theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục của địa phương với UBND cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Chủ trì hướng dẫn, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục của địa phương hàng năm để cơ quan quản lý biên chế cùng cấp ở địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; phân bổ biên chế sự nghiệp giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc sở, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh.

7. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý, bao gồm cả các trường cao đẳng tư thục đóng trên địa bàn tỉnh.

8. Chủ trì xây dựng để cụ thể hóa các tiêu chuẩn, định mức kinh phí giáo dục tại địa phương; lập dự toán ngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc sở; quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách được giao cho giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc sở sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn tỉnh.

9. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trực thuộc; quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật.

10. Giúp UBND cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về giáo dục trong việc bảo đảm các điều kiện thành lập trường, hoạt động giáo dục, mở ngành đào tạo, công khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội đối với các cơ sở giáo dục đại học được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định này.

11. Thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

12. Giúp UBND cấp tỉnh quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ đóng trên địa bàn), trường cán bộ quản lý giáo dục tỉnh (nếu có), trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp trung học phổ thông), trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm giáo dục - hướng nghiệp; trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và các cơ sở giáo dục trực thuộc khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp tỉnh.

Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp huyện

UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển sự nghiêp giáo dục trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục trên địa bàn.

4. Thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.

5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo theo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo.

6. Quyết định thành lập (đối với các trường công lập), cho phép thành lập (đối với các trường ngoài công lập), sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài) đối với các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông), trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

7. Bảo đảm đủ biên chế công chức cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nước, ban hành các chủ trương, biện pháp để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn.

8. Bảo đảm các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phát triển giáo dục trên địa bàn; thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện.

9. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện phong trào thi đua; quyết định khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều công lao đối với sự phát triển của giáo dục.

10. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và xử lý vi phạm về giáo dục theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, công khai tài chính của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Điều 9. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan:

a) Trình UBND cấp huyện: dự thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định của UBND cấp tỉnh về hoạt động giáo dục trên địa bàn; dự thảo các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực giáo dục trên địa bàn, dự thảo các văn bản khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện;

b) Trình Chủ tịch UBND cấp huyện: dự thảo quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các cơ sở giáo dục trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo và các văn bản cá biệt khác về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện.

2. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác tuyển sinh, thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; cho phép hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục được quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.

3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục định kỳ và hàng năm theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp huyện.

4. Chủ trì xây dựng, tổng hợp kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo UBND cấp huyện; quyết định phân bổ biên chế sự nghiệp các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn huyện.

5. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện.

6. Chủ trì xây dựng, lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc; quyết định phân bổ, giao dự toán chi ngân sách giáo dục cho các cơ sở giáo dục trực thuộc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với cơ quan tài chính, kế hoạch cùng cấp xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm của địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn huyện.

7. Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về giáo dục theo quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc công khai chất lượng giáo dục, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, công khai tài chính của các cơ sở giáo dục trực thuộc.

8. Giúp UBND cấp huyện quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc, gồm: cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp trung học phổ thông) và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện.

Điều 10. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp xã

UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền về giáo dục trên địa bàn xã:

1. Xây dựng và trình hội đồng nhân dân cấp xã kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương khi được phê duyệt; xây dựng quy hoạch về đất cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo tiêu chuẩn quy định về trường chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; bảo đảm và chịu trách nhiệm kiểm tra các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn hoạt động đúng quy định pháp luật.

3. Thực hiện xã hội hóa giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân chăm lo cho giáo dục, phối hợp với nhà trường chăm lo giáo dục con em thực hiện nếp sống văn hóa mới, tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa, các công trình giành cho hoạt động học tập, vui chơi của học sinh; huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục của xã.

4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và hàng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục trên địa bàn theo hướng dẫn của UBND cấp huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo.

5. Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức đăng ký, huy động tối đa người trong độ tuổi đi học để bảo đảm phổ cập giáo dục, chống mù chữ, tạo điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên, suốt đời.

6. Quản lý trung tâm học tập cộng đồng; phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn.

Điều 11. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2011. Nghị định này thay thế Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện theo quy định tại Nghị định này.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

 

THỦ TƯỚNG

 

(Đã ký)

 

 

 

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

 

Collapse Luật Giáo dụcLuật Giáo dục
Expand Luật Giáo dục 2019Luật Giáo dục 2019
Collapse Luật Giáo dục 2005, sửa đổi 2009Luật Giáo dục 2005, sửa đổi 2009
Expand 1. Luật1. Luật
Expand 2. Hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành2. Hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành
Expand Bảng danh mục giáo dục đào tạo 05 cấpBảng danh mục giáo dục đào tạo 05 cấp
Expand Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, giảng viênBồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, giảng viên
Expand Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dụcBồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục
Expand Bồi dưỡng, dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên, học sinhBồi dưỡng, dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên, học sinh
Expand Bồi dưỡng, kiểm tra, thi & cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du họcBồi dưỡng, kiểm tra, thi & cấp chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học
Expand Bộ chuẩn phát triển trẻ em 05 tuổiBộ chuẩn phát triển trẻ em 05 tuổi
Expand Bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa tiếng AnhBộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa tiếng Anh
Expand Chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dụcChuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục
Expand Chính sách hỗ trợ HS bán trú & trường phổ thông dân tộc nội trúChính sách hỗ trợ HS bán trú & trường phổ thông dân tộc nội trú
Expand Chính sách nội ngoại trú đối với HS, SV  ĐH, CĐ & TCCNChính sách nội ngoại trú đối với HS, SV ĐH, CĐ & TCCN
Expand Chương trình học văn hoá của học viên cơ sở giáo dục & trường giáo dưỡngChương trình học văn hoá của học viên cơ sở giáo dục & trường giáo dưỡng
Expand Chương trình khung, giáo trình giáo dục đại học, cao đẳngChương trình khung, giáo trình giáo dục đại học, cao đẳng
Expand Chương trình xoá mù chữ & giáo dục tiếp tục sau khi biết chữChương trình xoá mù chữ & giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
Expand Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệpChương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
Expand Chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng & trung cấpChế độ cử tuyển đại học, cao đẳng & trung cấp
Expand Chế độ làm việc, bồi dưỡng đối với giáo viên- giảng viênChế độ làm việc, bồi dưỡng đối với giáo viên- giảng viên
Expand Chế độ thỉnh giảngChế độ thỉnh giảng
Expand Chế độ đối với cán bộ đoàn, hội trong cơ sở giáo dụcChế độ đối với cán bộ đoàn, hội trong cơ sở giáo dục
Expand Chính sách ưu tiên, hỗ trợ HS, SV dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khănChính sách ưu tiên, hỗ trợ HS, SV dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn
Expand Chính sách ưu đãi đối với HS, SV học các bộ môn nghệ thuật truyền thống và đặc thùChính sách ưu đãi đối với HS, SV học các bộ môn nghệ thuật truyền thống và đặc thù
Expand Chế độ học bổng, tiền ăn đối với HS, SV Lào, CampuchiaChế độ học bổng, tiền ăn đối với HS, SV Lào, Campuchia
Expand Chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ giáo dục công tác ở địa bàn đặc biệt khó khănChế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ giáo dục công tác ở địa bàn đặc biệt khó khăn
Expand Chức danh giáo sư, phó giáo sưChức danh giáo sư, phó giáo sư
Expand Các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức, lực lượng vũ trangCác trường của cơ quan nhà nước, tổ chức, lực lượng vũ trang
Expand Công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong cơ sở giáo dục ĐH, CĐ & TCCNCông tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong cơ sở giáo dục ĐH, CĐ & TCCN
Expand Danh mục khung vị trí việc làm & định mức số lượng người làm việc trong CSGDPTDanh mục khung vị trí việc làm & định mức số lượng người làm việc trong CSGDPT
Expand Danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu các cấp họcDanh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu các cấp học
Expand Dạy học bằng tiếng nước ngoài; khung năng lực ngoại ngữDạy học bằng tiếng nước ngoài; khung năng lực ngoại ngữ
Expand Dạy thêm, học thêmDạy thêm, học thêm
Expand Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài giờGiáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài giờ
Expand Giáo dục mầm nonGiáo dục mầm non
Expand Giáo dục phổ thôngGiáo dục phổ thông
Expand Giáo dục thường xuyênGiáo dục thường xuyên
Expand Giáo dục tiểu họcGiáo dục tiểu học
Expand Hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của SV đại họcHoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của SV đại học
Expand Hoạt động y tế trong cơ sở giáo dục mầm non & phổ thôngHoạt động y tế trong cơ sở giáo dục mầm non & phổ thông
Expand Học bổng khuyến khích học tập đối với HS, SVHọc bổng khuyến khích học tập đối với HS, SV
Expand Hỗ trợ ăn trưa đối với HS 05 tuổi tại CSGD mầm non giai đoạn 2010 – 2015Hỗ trợ ăn trưa đối với HS 05 tuổi tại CSGD mầm non giai đoạn 2010 – 2015
Expand Hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dụcHợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
Expand Khung năng lực tiếng Việt cho người nước ngoàiKhung năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài
Expand Kết hợp giữa cơ sở đào tạo và bệnh viện thực hànhKết hợp giữa cơ sở đào tạo và bệnh viện thực hành
Expand Liên kết đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại họcLiên kết đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học
Expand Những quy định khácNhững quy định khác
Expand Phổ cập giáo dục, xoá mù chữPhổ cập giáo dục, xoá mù chữ
Expand Quy chế hoạt động của Trường thực hành sư phạmQuy chế hoạt động của Trường thực hành sư phạm
Expand Quy chế HS, SV chính quy, vừa học vừa làm; quản lý hồ sơ HS, SVQuy chế HS, SV chính quy, vừa học vừa làm; quản lý hồ sơ HS, SV
Expand Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại VNQuy chế quản lý người nước ngoài học tập tại VN
Expand Quy chế thi chọn học sinh giỏi vào đội tuyển quốc giaQuy chế thi chọn học sinh giỏi vào đội tuyển quốc gia
Expand Quy chế thi nghiên cứu KH, KT cấp quốc gia của HS THCS & THPTQuy chế thi nghiên cứu KH, KT cấp quốc gia của HS THCS & THPT
Expand Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dụcQuy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục
Expand Quy chế tổ chức & hoạt động Trung tâm ngoại ngữ- tin họcQuy chế tổ chức & hoạt động Trung tâm ngoại ngữ- tin học
Expand Quy chế tổ chức hoạc động của Hội đồng chức danh giáo sưQuy chế tổ chức hoạc động của Hội đồng chức danh giáo sư
Expand Quy chế tổ chức, hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng cấp xãQuy chế tổ chức, hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã
Expand Quy chế tổ chức, hoạt động Trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệpQuy chế tổ chức, hoạt động Trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp
Expand Quy chế đào tạo ĐH, CĐ hệ chính quy, tín chỉ, vừa học vừa làmQuy chế đào tạo ĐH, CĐ hệ chính quy, tín chỉ, vừa học vừa làm
Expand Quy định về công dân VN ra nước ngoài học tậpQuy định về công dân VN ra nước ngoài học tập
Expand Quy định về tài trợ cho cơ sở giáo dụcQuy định về tài trợ cho cơ sở giáo dục
Collapse Quản lý nhà nước về giáo dụcQuản lý nhà nước về giáo dục
Expand Thi, phúc khảo, xét tốt nghiệp THCS, THPT & bổ túc trung họcThi, phúc khảo, xét tốt nghiệp THCS, THPT & bổ túc trung học
Expand Thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do người nước ngoài cấpThủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do người nước ngoài cấp
Expand Tiêu chuẩn đạo đức, nghề nghiệp, nghiệp vụ giáo viênTiêu chuẩn đạo đức, nghề nghiệp, nghiệp vụ giáo viên
Expand Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoaTiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa
Expand Trao & nhận học bổng, học bổng chính sách và trợ cấp cho HS, SVTrao & nhận học bổng, học bổng chính sách và trợ cấp cho HS, SV
Expand Tuyển sinh THCS, THPTTuyển sinh THCS, THPT
Expand Tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệpTuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
Expand Tuyển sinh vào trường quân đội, công anTuyển sinh vào trường quân đội, công an
Expand Tuyển sinh, đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ)Tuyển sinh, đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ)
Expand Tổ chức các hoạt động văn hoá cho HS, SV ĐH, CĐ & TCCNTổ chức các hoạt động văn hoá cho HS, SV ĐH, CĐ & TCCN
Expand Tổ chức, hoạt động trường dự bị đại họcTổ chức, hoạt động trường dự bị đại học
Expand Tổ chức, hoạt động, điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp, tư thụcTổ chức, hoạt động, điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp, tư thục
Expand Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận trong giáo dục của VNVăn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận trong giáo dục của VN
Expand Xuất bản phẩm tham khảo trong cơ sở giáo dụcXuất bản phẩm tham khảo trong cơ sở giáo dục
Expand Điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dụcĐiều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Expand Điều lệ hội thi giáo viên giỏi trong hệ thống giáo dụcĐiều lệ hội thi giáo viên giỏi trong hệ thống giáo dục
Expand Điều lệ, cơ chế tài chính, tổ chức hoạt động trường đại học, cao đẳngĐiều lệ, cơ chế tài chính, tổ chức hoạt động trường đại học, cao đẳng
Expand Đào tạo hệ dự bị đại họcĐào tạo hệ dự bị đại học
Expand Đánh giá, kiểm định chất lượng chương trình, cơ sở giáo dụcĐánh giá, kiểm định chất lượng chương trình, cơ sở giáo dục
Expand Đánh giá, xếp loại Cộng đồng học tập cấp xãĐánh giá, xếp loại Cộng đồng học tập cấp xã
Expand Đánh giá, xếp loại giáo viênĐánh giá, xếp loại giáo viên
Expand Đánh giá, xếp loại học sinh, sinh viênĐánh giá, xếp loại học sinh, sinh viên
Expand Đảm bảo an ninh, trật tư trong cơ sở giáo dụcĐảm bảo an ninh, trật tư trong cơ sở giáo dục
Expand Đề cương chi tiết 11 môn học dự bị đại họcĐề cương chi tiết 11 môn học dự bị đại học
Expand Quy định về học phí, miễn, giảm học phíQuy định về học phí, miễn, giảm học phí
Expand Ban đại diện cha mẹ học sinhBan đại diện cha mẹ học sinh
Expand Môi trường giáo dục an toàn, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đườngMôi trường giáo dục an toàn, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường
Expand Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoàiChương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
Expand Chính sách hỗ trợ ăn trưa với trẻ em mẫu giáo & chính sách với giáo viên mầm nonChính sách hỗ trợ ăn trưa với trẻ em mẫu giáo & chính sách với giáo viên mầm non
Expand  	Thành lập & hoạt động cơ sở VH, GD nước ngoài tại Việt Nam Thành lập & hoạt động cơ sở VH, GD nước ngoài tại Việt Nam
Expand Định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ GDĐTĐịnh mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ GDĐT
Expand Lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thôngLựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông
Expand Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lậpThực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập
Expand Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viênTiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên
Expand Tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong trường họcTiêu chuẩn cơ sở vật chất trong trường học
Expand VBQPPL ĐỊA PHƯƠNGVBQPPL ĐỊA PHƯƠNG
Expand Luật Giáo dục 1998Luật Giáo dục 1998
Expand VBQPPL về giáo dục  (cũ)VBQPPL về giáo dục (cũ)