vi-VNen-US
Tạo tài khoản
 
Xem các văn bản cùng chuyên ngành
Thông tư liên tịch 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN | Ban hành: 03/03/2010  |  Hiệu lực: 17/04/2010  |  Trạng thái: Còn hiệu lực


 
tusachluat.vn

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ
__________ 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________________ 

Số: 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN

Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm 2010

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra

nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá

________________

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

Để thống nhất quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá (xây dựng kế hoạch kiểm tra, thực hiện kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra), gồm: kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất; kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu; kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá xuất khẩu; kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường; kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá trong quá trình sử dụng.

Hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Trình tự, thủ tục, nội dung của hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ và của các Bộ, ngành có chức năng kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan có chức năng kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, các cơ quan nhà nước có chức năng xem xét, đánh giá lại chất lượng sản phẩm, hàng hoá, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ đã được đánh giá chất lượng bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc đã được áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng khác của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, gồm:

a) Các Tổng cục, Cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá hoặc cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa ở địa phương.

Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, gồm

1. Kinh phí chi cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá do ngân sách nhà nước bảo đảm được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị. Tuỳ theo loại hình hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá, cơ quan có thẩm quyền thực hiện giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng theo quy định hiện hành với các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Căn cứ vào dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, căn cứ vào kế hoạch thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá hàng năm hoặc đột xuất, Thủ trưởng các cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ.

2. Kinh phí tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân khác (nếu có).

3. Kinh phí thu hồi được để lại theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

4. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Nội dung chi

Nội dung chi cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá gồm:

1. Chi thuê chuyên gia bên ngoài cơ quan, hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp độc lập để thực hiện đánh giá sự phù hợp của chất lượng sản phẩm, hàng hoá (nếu có);

2. Chi phí lấy mẫu thử nghiệm, giám định, gồm: Chi phí mua mẫu thử nghiệm (bao gồm cả mua mẫu để khảo sát về chất lượng và mua mẫu phục vụ kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng), chi thuê bốc dỡ lấy mẫu, vận chuyển mẫu (việc thuê bốc dỡ, vận chuyển chỉ áp dụng đối với hàng hoá cồng kềnh, có trọng lượng và thể tích lớn hoặc hàng hoá có nguy cơ cháy nổ, có độ mất an toàn cao như xăng dầu, hóa chất độc hại, …);

3. Chi mua công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị, phương tiện chuyên dùng, hệ thống thử nghiệm nhanh lưu động phục vụ kiểm tra nhanh chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên hiện trường; chi dụng cụ bảo vệ, bảo hộ, chi trang phục cá nhân của kiểm soát viên chất lượng;

4. Mua vật tư, hoá chất phục vụ thử nghiệm nhanh, mua dụng cụ lấy mẫu, đựng mẫu;

5. Thuê máy móc thiết bị thử nghiệm; trả chi phí thử nghiệm, kiểm định mẫu cho tổ chức đánh giá sự phù hợp;

6. Chi quản lý mẫu lưu (kho lưu mẫu bảo đảm điều kiện quy định về bảo quản khi chưa đến thời hạn thanh lý mẫu);

7. Chi công tác phí, phương tiện đi lại phục vụ cho hoạt động kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải và bảo vệ đối tượng cùng tang vật, chi huỷ tang vật theo quy định;

8. Chi cho thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, trang thông tin điện tử (website) về kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

9. Chi cho việc tổ chức thực hiện xử lý vi phạm như: kiểm kê, niêm phong hàng hoá vi phạm; phúc tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý của cơ quan kiểm tra;

10. Chi cho việc tổ chức lực lượng phối hợp xử lý vi phạm trong trường hợp cần thiết;

11. Chi hội nghị, hội thảo chuyên đề về xây dựng kế hoạch, phổ biến triển khai các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá; các cuộc họp trong quá trình kiểm tra và kết thúc đợt kiểm tra;

12. Chi khen thưởng tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiểm tra (nếu có) theo quy định nhà nước;

13. Chi cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu (cả bản cứng và bản mềm) về tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hoá cần quản lý;

14. Chi hợp tác quốc tế trong hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá: Tham gia niên liễm vào các tổ chức cảnh báo quốc tế, khu vực về chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

15. Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Điều 4. Khung mức chi cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thực hiện theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; do tính chất đặc thù trong việc thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, Thông tư này quy định một số định mức chi đặc thù như sau:

1. Chi thuê chuyên gia bên ngoài cơ quan hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp có tư cách pháp nhân và độc lập để thực hiện đánh giá kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá (nếu có). Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá quyết định căn cứ vào tính chất và nội dung kiểm tra và khả năng nguồn kinh phí trong dự toán được giao.

Mức chi cho chuyên gia làm căn cứ để ký kết hợp đồng trọn gói cho những ngày tham gia kiểm tra tối đa không quá 300.000 đồng/ngày/người; ngoài mức thù lao trên, chuyên gia được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến để thực hiện kiểm tra, tiền tàu, xe (nếu có) theo mức chi quy định về chế độ công tác phí áp dụng đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Mức thuê các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo hình thức hợp đồng giữa cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá với tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật và thanh toán theo giá dịch vụ do tổ chức đánh giá sự phù hợp cung cấp.

2. Chi phí lấy mẫu thử nghiệm, chi phí thử nghiệm, giám định, gồm: Chi phí mua mẫu thử nghiệm, chi phí thử nghiệm, giám định, mua dụng cụ lấy mẫu, đựng mẫu, mua nguyên vật liệu thử nghiệm, chi thuê bốc dỡ lấy mẫu, vận chuyển. Các khoản chi này được thanh toán theo thực tế phát sinh hoặc giá nhập khẩu cộng với các loại phí, thuế có liên quan, có đầy đủ hoá đơn chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp thuê bốc dỡ, vận chuyển, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá phải ký hợp đồng với tổ chức và cá nhân để thực hiện. Đối với các trường hợp mua dụng cụ, nguyên vật liệu phục vụ cho công tác thử nghiệm, giám định phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Việc xác định kinh phí mua mẫu sản phẩm, hàng hoá thực hiện theo nguyên tắc đối với các sản phẩm, hàng hoá đã lưu thông trên thị trường Việt Nam thực hiện thanh toán theo giá thị trường; đối với các sản phẩm, hàng hoá chưa lưu thông trên thị trường thực hiện thanh toán theo mức giá thành xuất xưởng (đối với sản phẩm sản xuất trong nước) hoặc giá nhập khẩu cộng với các loại phí, thuế có liên quan.

Trường hợp mua mẫu thử tại cơ sở kinh doanh không có hoá đơn tài chính; sử dụng vật tư, hoá chất, nguyên nhiên vật liệu phục vụ công tác kiểm tra không có các định mức kinh tế kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành thì Thủ trưởng cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá quyết định việc mua mẫu thử, định mức tiêu hao vật tư, hoá chất, nguyên nhiên vật liệu cho các nội dung này và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lý của quyết định.

Chương III

CÁC KHOẢN THU VỀ CHI PHÍ LẤY MẪU,

CHI PHÍ THỬ NGHIỆM

Điều 5. Nội dung các khoản thu

1. Đối với kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong sản xuất và lưu thông trên thị trường.

a) Khi cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá kết luận người sản xuất, người bán hàng vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thì người sản xuất, người bán hàng phải trả chi phí lấy mẫu và chi phí thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

b) Trường hợp việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá để giải quyết các khiếu nại, tố cáo:

Tổ chức, cá nhân đi khiếu nại, tố cáo có nghĩa vụ cung cấp các thông tin, tài liệu và các bằng chứng bước đầu theo quy định hiện hành về khiếu nại, tố cáo để cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có căn cứ để thực hiện các thủ tục kiểm tra tiếp theo.

- Nếu kết luận việc khiếu nại, tố cáo là đúng thì người sản xuất, người bán hàng phải trả chi phí lấy mẫu và chi phí thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đồng thời sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Nếu kết luận việc khiếu nại, tố cáo là không đúng thì người khiếu nại, tố cáo phải trả chi phí lấy mẫu và chi phí thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng, sản phẩm, hàng hoá, đồng thời sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Đối với kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu.

a) Trường hợp cơ quan kiểm tra thấy nghi ngờ về kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định (chi phí chứng nhận hoặc giám định do người nhập khẩu đã trả trực tiếp cho tổ chức đánh giá sự phù hợp), cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiến hành lấy mẫu thử nghiệm. Khi kết quả thử nghiệm cho thấy hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì người nhập khẩu phải trả chi phí lấy mẫu và chi phí thử nghiệm cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

b) Trường hợp việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá để giải quyết các khiếu nại, tố cáo:

Tổ chức, cá nhân đi khiếu nại, tố cáo có nghĩa vụ cung cấp các thông tin, tài liệu và các bằng chứng bước đầu theo quy định hiện hành về khiếu nại, tố cáo để cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có căn cứ để thực hiện các thủ tục kiểm tra tiếp theo.

 Nếu kết luận việc khiếu nại, tố cáo là đúng thì người nhập khẩu phải trả chi phí lấy mẫu và chi phí thử nghiệm cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đồng thời bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu kết luận việc khiếu nại, tố cáo là sai thì người khiếu nại, tố cáo phải trả chi phí lấy mẫu và chi phí thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá, đồng thời bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong việc thu các khoản chi phí lấy mẫu, chi phí thử nghiệm

1. Căn cứ vào các kết luận kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có trách nhiệm thực hiện việc thu nộp các khoản thu quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

Các khoản thu nộp được theo dõi theo các nội dung: Số văn bản kết luận kiểm tra phải thu lại các khoản chi phí; tên đơn vị, tổ chức, cá nhân phải nộp trả chi phí; số tiền phải nộp (đúng với số tiền chi phí lấy mẫu và chi phí thử nghiệm mà cơ quan kiểm tra đã chi).

Trường hợp các tổ chức, cá nhân nêu tại Điều 5 của Thông tư này không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả kinh phí khi đã quá hạn quy định trong thông báo của cơ quan kiểm tra, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có trách nhiệm mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để các đơn vị, tổ chức, cá nhân nộp trả tiền chi phí. Kinh phí này được để lại cho cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá tiếp tục chi cho hoạt động kiểm tra trong các năm kế hoạch tiếp theo. Số kinh phí này được thực hiện thanh quyết toán với ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Cuối năm ngân sách, cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có trách nhiệm báo cáo tình hình phát sinh của tài khoản nêu trên cùng với báo cáo quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho cơ quan quản lý cấp trên.

Chương IV

LẬP DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ

Điều 7. Lập dự toán, phê duyệt dự toán

Hàng năm, cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá căn cứ vào kế hoạch kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, lập dự toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc nhiệm vụ chi đặc thù gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp chung vào dự toán của Bộ, ngành, địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Điều 8. Quản lý sử dụng kinh phí

1. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá phải thực hiện đúng các quy định về quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

2. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi, cấp phát, thanh toán kinh phí thực hiện cho hoạt động kiểm tra nhà nước chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo các quy định hiện hành và các quy định cụ thể tại Thông tư này.

Điều 9. Quyết toán kinh phí

1. Kinh phí chi cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá được sử dụng và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

2. Việc sử dụng kinh phí cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá phải đảm bảo đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định tài chính hiện hành và quy định tại Thông tư này.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)
 


Nguyễn Quân

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)
 


Phạm Sỹ Danh

 

 

 

 

Collapse Luật Ngân sách Nhà nướcLuật Ngân sách Nhà nước
Expand Luật Ngân sách 2015Luật Ngân sách 2015
Collapse Luật Ngân sách 2002Luật Ngân sách 2002
Expand 1. Luật1. Luật
Expand 2. Hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành2. Hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành
Expand Công khai tài chính, ngân sáchCông khai tài chính, ngân sách
Expand Cơ chế tài chính đặc thù cho địa phươngCơ chế tài chính đặc thù cho địa phương
Expand Dự toán ngân sách nhà nướcDự toán ngân sách nhà nước
Expand Giao quyền tự chủ biên chế & kinh phí của cơ quan hành chính nhà nướcGiao quyền tự chủ biên chế & kinh phí của cơ quan hành chính nhà nước
Expand Mã số danh mục ngân sách chương trình quốc giaMã số danh mục ngân sách chương trình quốc gia
Expand Mục lục ngân sáchMục lục ngân sách
Expand NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (I)NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (I)
Expand NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (II)NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (II)
Expand NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (III)NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (III)
Expand NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (IV)NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (IV)
Expand NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (V)NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (V)
Expand Ngân sách địa phươngNgân sách địa phương
Collapse Những quy định khácNhững quy định khác
Thông tư 04/2005/TT-BTC Hướng dẫn về kinh phí hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thông tư 06/2007/TT-BTC Hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
Thông tư 100/2011/TT-BTC Quy định việc quản lý, sử dụng số thu lệ phí xuất nhập cảnh phải nộp Ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án “sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam
Thông tư liên tịch 100/2014/TTLT-BTC-BTP Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở
Thông tư 115/2011/TT-BTC Hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thu, chi và sử dụng một phần số ngoại tệ phải nộp Ngân sách nhà nước để cân đối cho nhu cầu chi ngoại tệ của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Thông tư liên tịch 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020
Thông tư liên tịch 11/2011/TTLT/BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020
Thông tư 120/2007/TT-BTC Hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Nhà nước
Thông tư 123/2014/TT-BTC Hướng dẫn tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)
Thông tư liên tịch 145/2009/TTLT-BTC-BKHCN Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật
Thông tư liên tịch 162/2004/TTLT/BQP-BTC Hướng dẫn nội dung chi và quản lý ngân sách thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới
Thông tư 175/2014/TT-BTC Quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện công tác phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn
Thông tư 180/2014/TT-BTC Quản lý, thanh toán, quyết toán vốn ứng trước của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện dự án Di dân, tái định cư điện hạt nhân Ninh Thuận
Thông tư 182/2009/TT-BTC Hướng dẫn nội dung và mức chi cho công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện
Quyết định 185/2003/QĐ-TTg Bãi bỏ các quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp lại, đầu tư trở lại từ các khoản thu của ngân sách nhà nước từ năm ngân sách 2004
Thông tư 223/2010/TT-BTC Quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê
Quyết định 239/QĐ-TTg Về việc hoãn thu hồi vốn ngân sách ứng trước phải thu trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2009
Thông tư 24/2008/TT-BTC Hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch
Thông tư liên tịch 28/2010/TTLT-BTC-BKHCN Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đối với hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Quyết định 281/2007/QĐ-BKH Về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu
Thông tư liên tịch 31/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động Kiểm ngư và thanh toán chi phí thực hiện lệnh điều động, huy động lực lượng, phương tiện của người có thẩm quyền
Quyết định 42/2004/QĐ-BTC Về việc ban hành quy định về chi ngân sách trung ương bằng hình thức lệnh chi tiền
Thông tư 48/2007/TT-BTC Hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí các cuộc tổng điều tra do Thủ tướng Chính phủ quyết định
Thông tư 58/2016/TT-BTC Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hộỉ, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hộỉ - nghề nghiệp
Thông tư 68/2016/TT-BTC Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020
Thông tư 74/2013/TT-BTC Quy định các khoản chi phí và thực hiện việc cấp, quyết toán ngân sách nhà nước phục vụ Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao
Thông tư 76/2012/TT-BTC Quy định một số nội dung chi, mức chi trong hoạt động triển khai Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thông tư 90/2014/TT-BTC Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí bảo đảm từ ngân sách nhà nước phục vụ Đề án thực hiện “Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước
Thông tư 94/2006/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
Thông tư 96/2012/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ giá điện đối với dự án đỉện gió nối lưới
Expand Phân bổ ngân sáchPhân bổ ngân sách
Expand Phân cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phươngPhân cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương
Expand Quyết toán ngân sáchQuyết toán ngân sách
Expand Quản lý ngân sách thu từ chống buôn lậuQuản lý ngân sách thu từ chống buôn lậu
Expand Quản lý ngân sách thu từ nguồn viện trợ, hỗ trợ của nước ngoàiQuản lý ngân sách thu từ nguồn viện trợ, hỗ trợ của nước ngoài
Expand Quản lý ngân sách thu từ phí, lệ phí, xử phạt hành chínhQuản lý ngân sách thu từ phí, lệ phí, xử phạt hành chính
Expand Quản lý, điều hành ngân sáchQuản lý, điều hành ngân sách
Expand Thu, chi, tạm ứng ngân sách qua tài khoản Kho bạc NNThu, chi, tạm ứng ngân sách qua tài khoản Kho bạc NN
Expand Thủ tục thu, phối hợp thu nộp ngân sách nhà nướcThủ tục thu, phối hợp thu nộp ngân sách nhà nước
Expand Tiết kiệm chi thường xuyên ngân sáchTiết kiệm chi thường xuyên ngân sách
Expand Chuyển nguồn ngân sáchChuyển nguồn ngân sách
Expand VBQPPL ĐỊA PHƯƠNGVBQPPL ĐỊA PHƯƠNG
Expand Luật Ngân sách 1996, sửa đổi 1998Luật Ngân sách 1996, sửa đổi 1998
Expand VBQPPL về ngân sách (cũ)VBQPPL về ngân sách (cũ)