vi-VNen-US
Tạo tài khoản
 
Xem các văn bản cùng chuyên ngành
Nghị định 42/2013/NĐ-CP | Ban hành: 09/05/2013  |  Hiệu lực: 01/07/2013  |  Trạng thái: Còn hiệu lực


 

CHÍNH PHỦ
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________

Số: 42/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09  tháng 05 năm 2013

 

NGHỊ ĐỊNH

Về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục

___________________

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục bao gồm: Tổ chức thanh tra giáo dục; hoạt động thanh tra giáo dục; thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục; trách nhiệm và mối quan hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thanh tra giáo dục.

Điều 2. Đối tượng thanh tra

1. Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp chuyên nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề không thuộc đối tượng thanh tra giáo dục.

Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế

Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thanh tra giáo dục

1. Hoạt động thanh tra giáo dục phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

3. Kết hợp giữa thanh tra nhà nước, thanh tra nội bộ của cơ sở giáo dục và thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC THANH TRA GIÁO DỤC

Mục 1

THANH TRA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Điều 5. Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng.

2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác.

Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra Bộ) do Bộ trưởng bnhiệm, min nhiệm, cách chức sau khi thng nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.

3. Thanh tra Bộ có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra giáo dục:

a) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bn quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng;

b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục;

c) Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra giáo dục cho Thanh tra SGiáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở), thanh tra nội bộ của các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp; cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục;

d) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục;

đ) Tổng hp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Trong hoạt động thanh tra:

a) Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục theo quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16 của Nghị định này;

b) Thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưng giao.

3. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra giáo dục.

4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưng giao.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ

Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và thuộc quyn quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chng tham nhũng.

2. Báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra giáo dục.

3. Trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục và công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra theo quy định.

4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưng giao.

Mục 2

THANH TRA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Điều 8. Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra S

1. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Giáo dục và Đào tạo, giúp Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở) tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng.

2. Thanh tra S có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác.

Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra S) do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.

Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở.

3. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về thanh tra chuyên ngành giáo dục của Thanh tra Bộ.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra S

Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Thanh tra hành chính và chuyên ngành giáo dục theo quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16 của Nghị định này.

2. Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giáo dục cho Thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và cộng tác viên thanh tra giáo dục ở địa phương.

3. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.

4. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra S

Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

2. Báo cáo Giám đốc S, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.

3. Trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục ở địa phương, công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.

4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đc Sở giao.

Chương III

HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC

Mục 1

THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Điều 11. Nội dung thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục; chính sách, pháp luật khác có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

Điều 12. Thẩm quyền, đối tượng thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục

1. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với đại học quốc gia; đại học vùng; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo; doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập.

2. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ: Thanh tra hành chính đối với trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

3. Thanh tra tỉnh: Thanh tra hành chính đối với trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng (không bao gồm các trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn), cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp.

4. Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập ca các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn); trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Thanh tra huyện: Thanh tra hành chính đối với cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học cơ sở; tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp.

Điều 13. Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định tại các Điều 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 của Luật Thanh tra.

Mục 2

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Điều 14. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

1. Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục; biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; sản xuất, quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục.

2. Thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục; hoạt động chuyên ngành giáo dục của cơ quan quản lý giáo dục.

3. Thực hiện quy chế chuyên môn; mở ngành đào tạo; quy chế đào tạo; quy chế thi cử; thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; in, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

4. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ chính sách đối với người học.

5. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục.

6. Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác.

7. Tổ chức quản lý, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ.

8. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

9. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục.

Điều 15. Thẩm quyền, đối tượng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

1. Thanh tra Bộ: Thanh tra chuyên ngành đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo; các đại học; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

2. Thanh tra S: Thanh tra chuyên ngành đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sgiáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương.

Điều 16. Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định tại các Điều 51, 52, 53, 54, 55, 56 của Luật Thanh tra.

Chương IV

THANH TRA VIÊN VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA GIÁO DỤC

Điều 17. Thanh tra viên giáo dục

1. Thanh tra viên giáo dục là công chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực giáo dục tại Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở.

2. Thanh tra viên giáo dục được cấp trang phục, thẻ thanh tra và được hưởng chế độ, chính sách, tiền lương, phụ cấp thâm niên, phụ cấp nghề và chế độ đặc thù khác theo quy định của pháp luật.

Thanh tra viên giáo dục có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều kiện bảo đảm hoạt động đối với thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Cộng tác viên thanh tra giáo dục

1. Cộng tác viên thanh tra giáo dục là người không thuộc biên chế của cơ quan thanh tra giáo dục, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra giáo dục, được cơ quan có thẩm quyền trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra giáo dục thường xuyên hoặc theo vụ việc.

2. Cộng tác viên thanh tra giáo dục chịu sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, chịu sự giám sát của Thủ trưng đơn vị, người ký quyết định thanh tra.

3. Việc trưng tập, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách và kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về cộng tác viên thanh tra giáo dục.

Chương V

TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC

Điều 19. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh tra giáo dục.

2. Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm, chuyển ngạch thanh tra viên của Thanh tra Bộ theo thẩm quyền; bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm công tác thanh tra; quyết định công nhận Cộng tác viên thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ; bảo đảm các điều kiện vcơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Thanh tra Bộ; tchức, chỉ đạo hoạt động của thanh tra giáo dục trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra.

3. Chỉ đạo Thanh tra Bộ phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, Công an, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

4. Ban hành chương trình, kế hoạch thanh tra giáo dục; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo năm học đối với SGiáo dục và Đào tạo, cơ sgiáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp.

Điều 20. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có cơ sở giáo dục

1. Chỉ đạo thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện thanh tra theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

2. Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục trực thuộc trong việc thực hiện quy đnh của Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục.

3. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương xlý các vấn đề về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc. Xử lý kiến nghị, kết luận thanh tra trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 21. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Chỉ đạo Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Chỉ đạo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiện toàn tổ chức thanh tra giáo dục; bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch thanh tra viên của Thanh tra Stheo thẩm quyền; quyết định việc đào tạo, bồi dưng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra và chế độ chính sách đối với người làm công tác thanh tra giáo dục theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;

c) Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Bộ; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có cơ sở giáo dục trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; xử lý kiến nghị, kết luận thanh tra;

d) Chỉ đạo Thanh tra tỉnh tập huấn nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho Thanh tra Sở.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Chỉ đạo việc thực hiện thanh tra trong lĩnh vực giáo dục theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Phối hợp với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Sở và các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; xử lý kiến nghị, kết luận thanh tra trong lĩnh vực giáo dục;

c) Chỉ đạo Thanh tra huyện tập huấn nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tiếp công dân cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.

Điều 22. Trách nhim của Giám đốc Sở Giáo dc và Đào to

1. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch thanh tra của Thanh tra Sở theo thẩm quyền; bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất, bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu để hoàn thành nhiệm vụ công tác thanh tra; quyết định công nhận Cộng tác viên thanh tra của Sở theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở; quyết định công nhận Cộng tác viên thanh tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo đề nghị của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Thanh tra S; tổ chức, chỉ đạo hoạt động của thanh tra giáo dục trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo; xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra.

2. Ban hành chương trình, kế hoạch thanh tra giáo dục; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo năm học đối với cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Phối hợp với Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, thanh tra các Sở, Ban, ngành của tỉnh, Thanh tra huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; xử lý kiến nghị, kết luận thanh tra.

4. Chỉ đạo Thanh tra Sở tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giáo dục cho cộng tác viên thanh tra giáo dục của địa phương.

Điều 23. Mối quan hệ phối hợp trong hoạt động thanh tra giáo dục

1. Thanh tra Bộ:

a) Chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; báo cáo Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định;

b) Phối hp với Thanh tra Chính phủ, thanh tra các Bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Sở, Công an, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

2. Thanh tra Sở:

a) Chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ; về nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh; báo cáo Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định;

b) Phối hợp vi Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các Sở, Ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

3. Phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giáo dục với cơ quan, tổ chức hữu quan:

a) Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giáo dục trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hp với cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật;

b) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm xem xét kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giáo dục chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý kiến nghị đó;

c) Cơ quan, tổ chức hữu quan khác khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giáo dục có trách nhiệm thực hiện và trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó.

Chương VI

ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ CÁC NỘI DUNG KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC

Điều 24. Cơ svật chất, kỹ thuật

1. Tổ chức thanh tra giáo dục được bố trí trụ sở làm việc, kinh phí, trang bị phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện chuyên môn, các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về định mức thiết bị kỹ thuật, việc quản lý và sử dụng trang b, phương tiện phục vụ cho hoạt động thanh tra giáo dục.

Điều 25. Kinh phí hoạt động

1. Kinh phí hoạt động của tổ chức thanh tra giáo dục do ngân sách nhà nước bảo đảm phục vụ cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra và các hoạt động đặc thù khác.

2. Cơ quan thanh tra giáo dục được trích một phần số tiền từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra thực nộp vào ngân sách nhà nước đ htrợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật cht và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra theo quy định của pháp luật.

3. Việc cấp phát, qun lý và sử dụng kinh phí hoạt động của tchức thanh tra giáo dục theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 26. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục, thủ trưởng cơ quan thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với kết luận thanh tra, quyết định xử lý, hành vi của trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên khác của đoàn thanh tra theo quy định ca pháp luật.

2. Thủ trưởng cơ quan quản lý của người ra quyết định thanh tra, trưng đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên khác của đoàn thanh tra có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra.

Điều 27. Thực hiện các nội dung khác về hoạt động thanh tra giáo dục

1. Hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 113 Luật giáo dục, Điều 70 Luật Giáo dục đại học, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra giáo dục; hình thức thanh tra giáo dục; căn cứ ra quyết định thanh tra giáo dục; thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra giáo dục; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thanh tra lại; chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm để khởi tố hình sự; công khai kết luận thanh tra giáo dục; chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra giáo dục; xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Hiu lc thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 29. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

(Đã ký)

 

Nguyễn Tấn Dũng

 

Collapse Luật Thanh traLuật Thanh tra
Collapse Luật Thanh tra 2010Luật Thanh tra 2010
Expand 1. Luật1. Luật
Expand 2. Hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành2. Hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành
Expand Các cơ quan của bộ, ngành được giao thực hiện thanh tra chuyên ngànhCác cơ quan của bộ, ngành được giao thực hiện thanh tra chuyên ngành
Expand Giám sát hoạt động đối với đoàn thanh traGiám sát hoạt động đối với đoàn thanh tra
Expand Mẫu và việc quản lý, sử dụng thẻ thanh traMẫu và việc quản lý, sử dụng thẻ thanh tra
Expand Phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh traPhong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra
Expand Phối hợp TTr-CA-VKS giải quyết vụ việc có dấu hiệu phạm tộiPhối hợp TTr-CA-VKS giải quyết vụ việc có dấu hiệu phạm tội
Expand Sổ nhật ký đoàn thanh traSổ nhật ký đoàn thanh tra
Collapse THANH TRA NGÀNH, LĨNH VỰCTHANH TRA NGÀNH, LĨNH VỰC
Expand Thanh tra an toàn hạt nhânThanh tra an toàn hạt nhân
Expand Thanh tra an toàn thực phẩmThanh tra an toàn thực phẩm
Expand Thanh tra chuyên ngành BHXH & BHYTThanh tra chuyên ngành BHXH & BHYT
Expand Thanh tra công an nhân dânThanh tra công an nhân dân
Expand Thanh tra giao thông vận tảiThanh tra giao thông vận tải
Expand Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũngThanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng
Expand Thanh tra khoa học công nghệThanh tra khoa học công nghệ
Expand Thanh tra ngành công thươngThanh tra ngành công thương
Expand Thanh tra ngành kế hoạch & đầu tưThanh tra ngành kế hoạch & đầu tư
Expand Thanh tra ngành LĐ-TB-XHThanh tra ngành LĐ-TB-XH
Expand Thanh tra ngành ngoại giaoThanh tra ngành ngoại giao
Expand Thanh tra ngành tài chínhThanh tra ngành tài chính
Expand Thanh tra ngành tư phápThanh tra ngành tư pháp
Expand Thanh tra ngân hàngThanh tra ngân hàng
Expand Thanh tra nông nghiệp phát triển nông thônThanh tra nông nghiệp phát triển nông thôn
Expand Thanh tra nội vụ, tôn giáoThanh tra nội vụ, tôn giáo
Expand Thanh tra quốc phòngThanh tra quốc phòng
Expand Thanh tra thông tin & truyền thôngThanh tra thông tin & truyền thông
Collapse Thanh tra trong giáo dụcThanh tra trong giáo dục
Thông tư 23/2016/TT-BGDĐT Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi
Thông tư 24/2016/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục
Thông tư 31/2014/TT-BGDĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục
Thông tư 32/2014/TT-BGDĐT Quy định về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục
Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục
Nghị định 42/2013/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục
Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp
Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục
Văn bản hợp nhất 24/VBHN-BGDĐT Hợp nhất Thông tư quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục
Quyết định 4406/QĐ-BGDĐT Về việc Đính chính Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục
Expand Thanh tra trong lĩnh vực khoáng sảnThanh tra trong lĩnh vực khoáng sản
Expand Thanh tra tài nguyên môi trườngThanh tra tài nguyên môi trường
Expand Thanh tra văn hóa, thể thao & du lịchThanh tra văn hóa, thể thao & du lịch
Expand Thanh tra xây dựngThanh tra xây dựng
Expand Thanh tra y tếThanh tra y tế
Expand Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh traThanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra
Expand Thanh tra viên và cộng tác viên thanh traThanh tra viên và cộng tác viên thanh tra
Expand Thực hiện kết luận thanh traThực hiện kết luận thanh tra
Expand Tổ chức hoạt động của Thanh tra cấp tỉnhTổ chức hoạt động của Thanh tra cấp tỉnh
Expand Tổ chức, hoạt động của Thanh tra Chính phủTổ chức, hoạt động của Thanh tra Chính phủ
Expand Xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình, kế hoạch thanh traXây dựng, phê duyệt định hướng chương trình, kế hoạch thanh tra
Expand Đoàn thanh tra, thủ tục tiến hành một cuộc thanh traĐoàn thanh tra, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra
Expand Chế độ bồi dưỡng công chức thanh tra chuyên ngànhChế độ bồi dưỡng công chức thanh tra chuyên ngành
Expand VBQPPL ĐỊA PHƯƠNGVBQPPL ĐỊA PHƯƠNG
Expand Luật Thanh tra 2004Luật Thanh tra 2004
Expand Pháp lệnh Thanh tra 1990Pháp lệnh Thanh tra 1990
Expand VBQPL về thanh tra (cũ)VBQPL về thanh tra (cũ)