vi-VNen-US
Tạo tài khoản
 
Xem các văn bản cùng chuyên ngành
Nghị định 92/2011/NĐ-CP | Ban hành: 17/10/2011  |  Hiệu lực: 01/12/2011  |  Trạng thái: Hết hiệu lực toàn bộ


 
tusachluat.vn

CHÍNH PHỦ
____

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________

Số: 92/2011/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2011

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

________________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Xử lý vi phạm hành chính;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT).

2. Hành vi vi phạm hành chính về BHYT là hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về BHYT mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính.

3. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT, bao gồm:

a) Vi phạm các quy định về đóng BHYT và thu BHYT;

b) Vi phạm các quy định về cấp, cấp lại, đổi thẻ và sử dụng thẻ BHYT;

c) Vi phạm các quy định về tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT, công tác giám định BHYT;

d) Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng quỹ BHYT;

đ) Vi phạm các quy định về báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu về BHYT;

e) Vi phạm các quy định về thanh tra, kiểm tra, cản trở hoạt động quản lý nhà nước về BHYT.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Lạm dụng dịch vụ y tế là việc chỉ định và sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật và các dịch vụ y tế khác trong khám bệnh, chữa bệnh quá mức cần thiết so với các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế làm thiệt hại đến người bệnh có thẻ BHYT, quỹ BHYT và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Thông tin trên thẻ BHYT liên quan đến quyền lợi và mức hưởng BHYT là thông tin được quy định bằng số, ký hiệu, ký tự, hoặc hình thức khác trên thẻ BHYT để làm căn cứ xác định về quyền lợi và mức hưởng BHYT đối với từng đối tượng tham gia BHYT.

3. Hành vi cản trở, gây khó khăn là những hành vi không hợp tác, không thực hiện yêu cầu hợp tác hoặc tự quy định, đưa ra các yêu cầu không hợp pháp trong thực hiện BHYT đối với các bên liên quan đến BHYT.

4. Mức độ vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức độ thiệt hại về tài chính (tính bằng tiền đồng Việt Nam) đối với cá nhân, tổ chức có liên quan đến BHYT.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT được áp dụng theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Điều 3 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại các Điều: 45, 46, 47, 48 và 49 của Nghị định này.

3. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính về BHYT được xem xét và xử lý theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 6 của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT là 12 tháng, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến thu, đóng và quản lý, sử dụng quỹ BHYT thì thời hiệu xử phạt là 24 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Nếu quá thời hạn nêu trên thì cá nhân, tổ chức vi phạm không bị xử phạt vi phạm nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

5. Trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này mà cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực BHYT hoặc cố tình trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nêu trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt.

6. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu có dấu hiệu vi phạm hành chính, trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt là 03 tháng, kể từ ngày có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.

7. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật BHYT nếu sau 12 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT.

Điều 4. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hình thức xử phạt chính

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT chịu một trong các hình thức xử phạt sau:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền: Mức phạt tiền tối đa xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT là 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng).

2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn phải chịu áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thu hồi thẻ BHYT; tạm giữ thẻ BHYT;

b) Buộc truy nộp, hoàn trả số tiền vi phạm theo quy định pháp luật về BHYT vào tài khoản thu của quỹ BHYT trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm về đóng BHYT;

c) Buộc nộp số tiền lãi của số tiền BHYT chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm xử lý vi phạm hành chính;

d) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử phạt;

đ) Buộc cấp thẻ, cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT đúng quy định;

e) Buộc báo cáo, cung cấp chính xác về thông tin, số liệu về BHYT;

g) Buộc chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về BHYT.

Chương 2.

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT

MỤC 1. VI PHẠM VỀ ĐÓNG, THU BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 5. Hành vi không đóng bảo hiểm y tế của đối tượng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo;

2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tham gia BHYT theo quy định pháp luật về BHYT;

b) Buộc nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Điều 6. Hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động

1. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm từ 01 đến 10 người lao động;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 11 đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 51 đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm từ 101 đến 500 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 501 đến 1.000 người lao động;

e) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.001 người lao động trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định pháp luật về BHYT;

b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có);

c) Buộc nộp số tiền chưa đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Điều 7. Hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số người có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm không đóng BHYT đối với mỗi người lao động.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đóng đủ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT;

b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).

c) Buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Điều 8. Hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số tiền phải đóng

1. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

đ) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

e) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

g) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

h) Từ 16.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

i) Từ 24.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp đầy đủ số tiền phải đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động;

b) Buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Điều 9. Hành vi đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý vào danh sách của cơ quan, tổ chức để tham gia bảo hiểm y tế

1. Phạt tiền đối với cơ quan, tổ chức đưa người tham gia BHYT không đúng quy định, theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đối với trường hợp đã sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

2. Phạt tiền đối với cá nhân tham gia BHYT tại cơ quan, tổ chức không đúng quy định, theo các mức sau:

a) Từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ BHYT nhưng chưa sử dụng thẻ BHYT để khám bệnh, chữa bệnh BHYT;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ BHYT đã sử dụng thẻ BHYT để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Thu hồi thẻ BHYT;

b) Buộc hoàn trả số tiền cho quỹ BHYT đã chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Điều 10. Hành vi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

đ) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

e) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Từ 16.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

h) Từ 24.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

i) Từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xác định đúng mức đóng và nộp số tiền phải đóng BHYT đúng quy định cùng lãi phát sinh của số tiền chưa đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Điều 11. Hành vi cấp, chuyển kinh phí từ ngân sách nhà nước để đóng bảo hiểm y tế không đúng số tiền quy định

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT, quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT, quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.

3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT, quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền dưới 500.000.000 đồng;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

d) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền từ 5.000.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cấp, chuyển kinh phí đầy đủ theo mức đóng và số đối tượng tham gia BHYT;

b) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm, kể cả tiền lãi phát sinh vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).

Điều 12. Hành vi cấp, chuyển kinh phí từ ngân sách nhà nước sau khi có đủ thủ tục đề nghị cấp, chuyển kinh phí theo quy định để đóng bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định 30 ngày

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của quỹ BHYT, đối tượng tham gia BHYT.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT, quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.

3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của quỹ BHYT, đối tượng tham gia BHYT theo các mức sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 500.000.000 đồng;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;

d) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cấp, chuyển kinh phí đóng BHYT đúng thời gian quy định;

b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có);

c) Buộc chuyển số tiền lãi của số tiền chậm chuyển vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có) trong 10 ngày kể từ ngày giao quyết định xử phạt.

MỤC 2. VI PHẠM VỀ CẤP THẺ, CẤP LẠI THẺ, ĐỔI THẺ VÀ SỬ DỤNG THẺ BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 13. Hành vi lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý chậm hơn thời gian quy định

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.

3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT theo các mức sau:

a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp chậm dưới 10 ngày làm việc theo quy định;

b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp chậm từ 10 ngày làm việc trở lên theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc lập và chuyển kịp thời danh sách đối tượng tham gia BHYT theo quy định;

b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có).

Điều 14. Hành vi lập và chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm quản lý không đủ số người theo quy định

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.

3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, theo các mức sau:

a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu dưới 50 người;

b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 50 người đến dưới 100 người;

c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 100 người đến dưới 500 người;

d) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 500 người đến dưới 1.000 người;

đ) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 1.000 người trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc lập và chuyển đủ danh sách số đối tượng tham gia BHYT theo quy định;

b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có).

Điều 15. Hành vi cấp thẻ bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định

1. Cảnh cáo đối với trường hợp cấp thẻ BHYT chậm dưới 10 ngày làm việc so với thời gian quy định.

2. Phạt tiền đối với trường hợp cấp thẻ BHYT chậm từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định, theo các mức sau:

a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng khi cấp chậm từ 01 đến dưới 50 thẻ;

b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 50 thẻ đến dưới 100 thẻ;

c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 100 thẻ đến dưới 500 thẻ;

d) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 500 thẻ đến dưới 1.000 thẻ;

đ) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 1.000 thẻ trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cấp thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHYT trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử lý vi phạm;

b) Buộc bồi hoàn chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có).

Điều 16. Hành vi cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định

1. Cảnh cáo đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm dưới 10 ngày làm việc so với thời gian quy định.

2. Phạt tiền đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định, theo các mức sau:

a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm dưới 50 thẻ;

b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 50 thẻ đến dưới 100 thẻ;

c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 100 thẻ đến dưới 500 thẻ;

d) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 500 thẻ đến dưới 1.000 thẻ;

đ) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 1.000 thẻ trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cấp thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHYT trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử lý vi phạm;

b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).

Điều 17. Hành vi phát hành thẻ bảo hiểm y tế không đúng đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế

1. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT nhưng thẻ BHYT chưa sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đã sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Thu hồi thẻ BHYT;

b) Buộc hoàn trả số tiền khám bệnh, chữa bệnh mà quỹ BHYT đã chi trả (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Điều 18. Hành vi phát hành thẻ bảo hiểm y tế sai về quyền lợi, mức hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đối với thẻ BHYT chưa sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT;

b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đã sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Thu hồi thẻ BHYT;

b) Buộc cấp lại thẻ BHYT đúng thông tin liên quan đến quyền lợi và mức hưởng của đối tượng tham gia BHYT;

c) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);

d) Buộc hoàn trả số tiền chênh lệch quỹ BHYT đã thanh toán (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Điều 19. Hành vi phát hành thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng không đúng thời gian tham gia của đối tượng tham gia BHYT

1. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT nhưng thẻ BHYT chưa sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT;

b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đã sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Thu hồi thẻ BHYT;

b) Buộc cấp lại thẻ BHYT có giá trị sử dụng đúng quy định;

c) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);

d) Buộc hoàn trả số tiền đã sử dụng trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian có giá trị sử dụng của thẻ BHYT (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Điều 20. Hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế để sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Thu hồi thẻ BHYT;

b) Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ BHYT chi trả (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Điều 21. Hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh

1. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tạm giữ thẻ BHYT trong thời hạn 30 ngày;

b) Người sử dụng thẻ BHYT có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ BHYT chi trả (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT;

c) Người cho mượn thẻ chỉ được hưởng quyền lợi BHYT sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày thẻ bị tạm giữ và đã nộp phạt theo quy định.

MỤC 3. VI PHẠM VỀ TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH, GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 22. Hành vi lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có người bệnh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

2. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng;

c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 4.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng;

d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 8.000.000 đồng đến dưới 12.000.000 đồng;

đ) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 12.000.000 đồng đến dưới 24.000.000 đồng;

e) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 24.000.000 đồng đến dưới 48.000.000 đồng;

g) Từ 16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 48.000.000 đồng đến dưới 72.000.000 đồng;

h) Từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 72.000.000 đồng trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Điều 23. Hành vi kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

3. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

đ) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

e) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

g) Từ 16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

i) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng trở lên.

4. Khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT;

b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).

Điều 24. Hành vi vi phạm về phạm vi quyền lợi được hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

3. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);

b) Buộc hoàn trả số tiền mà quỹ BHYT bị thiệt hại (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Điều 25. Hành vi vi phạm về mức hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

3. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);

b) Buộc hoàn trả số tiền mà quỹ BHYT bị thiệt hại (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

Điều 26. Hành vi cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật không đầy đủ trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

3. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

đ) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

e) Từ 16.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

g) Từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật đầy đủ theo quy định;

b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).

Điều 27. Hành vi lạm dụng dịch vụ y tế trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

3. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

đ) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

e) Từ 16.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;

g) Từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia BHYT bị thiệt hại (nếu có);

b) Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).

Điều 28. Hành vi áp sai về giá, ghi sai chủng loại, đơn vị, tên dịch vụ kỹ thuật trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

3. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

đ) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

e) Từ 16.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

g) Từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT;

b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).

Điều 29. Hành vi xác định quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế sai với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.

3. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);

b) Buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có);

c) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).

Điều 30. Hành vi gây khó khăn, cản trở đến việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại theo các mức sau:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);

b) Buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có).

Điều 31. Hành vi vi phạm về quy chế, quy định chuyên môn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện giám định bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng các quy chế, quy định;

b) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).

Điều 32. Hành vi không công khai, minh bạch khi thực hiện giám định bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ BHYT.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng các quy chế, quy định;

b) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có);

c) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho đối tượng tham gia BHYT (nếu có);

d) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).

Điều 33. Hành vi cản trở công tác giám định bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ BHYT.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chấp hành việc giám định BHYT theo quy định;

b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);

c) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).

Điều 34. Hành vi đưa những nội dung trái với quy định của pháp luật vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.

2. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;

e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hủy bỏ các nội dung trong hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT trái với quy định;

b) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT;

c) Buộc hoàn trả số tiền cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có);

d) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).

Điều 35. Hành vi đơn phương dừng hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.

3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ BHYT, theo các mức sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;

e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký;

b) Buộc thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT;

c) Buộc hoàn trả số tiền thiệt hại vào tài khoản thu của quỹ BHYT hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có);

d) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia BHYT bị thiệt hại (nếu có).

MỤC 4. VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 36. Hành vi tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng số tiền theo quy định

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng.

3. Phạt tiền theo các mức sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

c) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng quy định;

b) Buộc hoàn trả số tiền cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có).

Điều 37. Hành vi tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chậm hơn thời gian quy định

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối tượng tham gia BHYT.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối tượng tham gia BHYT.

3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đối tượng tham gia BHYT, theo các mức sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định dưới 30 ngày;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định từ 30 ngày trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng thời gian quy định;

b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).

Điều 38. Hành vi sử dụng quỹ bảo hiểm y tế sai quy định

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT theo các mức sau:

a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc sử dụng quỹ BHYT đúng quy định;

b) Buộc nộp số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).

MỤC 5. VI PHẠM VỀ BÁO CÁO, CUNG CẤP THÔNG TIN, SỐ LIỆU VỀ BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 39. Hành vi báo cáo về thực hiện bảo hiểm y tế không đúng thời gian quy định, không cung cấp số liệu, số liệu cung cấp không chính xác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách BHYT.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách BHYT.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách BHYT.

4. Khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng các quy định về báo cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác về nội dung, đúng biểu mẫu, đúng về số liệu trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử phạt.

Điều 40. Hành vi không cung cấp, cung cấp sai lệch thông tin, cung cấp không kịp thời thông tin về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, theo các mức sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng dưới 100.000.000 đồng;

c) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác về đối tượng tham gia BHYT, quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 41. Hành vi không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, sai lệch thông tin trong giải quyết quyền lợi của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.

3. Phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác về nội dung thông tin liên quan đến việc giải quyết quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia BHYT;

b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có).

Điều 42. Hành vi gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu.

2. Phạt tiền đối với trường hợp tái phạm theo các mức sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định dưới 15 ngày;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định từ 15 ngày trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng thời gian quy định.

MỤC 6. VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, KIỂM TRA CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 43. Hành vi không chấp hành hoặc cản trở việc thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 44. Hành vi không chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.

3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ BHYT theo các mức sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng  đến dưới 40.000.000 đồng;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng  đến dưới 80.000.000 đồng;

d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Buộc hoàn trả số tiền thiệt hại đối với cá nhân, tổ chức (nếu có).

Chương 3.

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 45. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT thuộc phạm vi quản lý, như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 46. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế của Thanh tra y tế

1. Thanh tra viên y tế khi thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

2. Chánh thanh tra Sở Y tế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Bộ Y tế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 47. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chế độ tài chính đối với bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế của Thanh tra tài chính

1. Thanh tra viên tài chính khi thi hành công vụ trong phạm vi chức năng của mình có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế của các cơ quan khác

1. Ngoài thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 45 và Điều 46 và Điều 47 của Nghị định này, người có thẩm quyền khác theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này, thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt.

2. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì việc xử lý do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện trong quá trình tổ chức thực hiện BHYT mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có trách nhiệm lập biên bản và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Khi nhận được biên bản vi phạm hành chính và văn bản đề nghị xử phạt của Bảo hiểm xã hội, trong thời gian 10 ngày cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm theo quy định.

Điều 49. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 45, Điều 46, Điều 47 và Điều 48 của Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền, có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 50. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và chấp hành quyết định xử phạt

1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT được áp dụng theo Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008.

2. Mẫu biên bản, mẫu các quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 51. Trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng và lãi của số tiền này vào quỹ bảo hiểm y tế

1. Hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT không tự nguyện truy nộp hoặc đã truy nộp nhưng chưa đủ số tiền BHYT chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào quỹ BHYT thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

2. Người có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT theo quy định tại khoản 1 Điều này là:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Chánh thanh tra Sở Y tế;

d) Chánh thanh tra Bộ Y tế;

đ) Chánh thanh tra Sở Tài chính;

e) Chánh thanh tra Bộ Tài chính;

g) Người có thẩm quyền khác theo quy định.

3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 52. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2011.

Điều 53. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM Y TẾ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)

1. Mẫu Quyết định số 01: Quyết định Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền

2. Mẫu Quyết định số 02: Quyết định Xử phạt vi phạm hành chính bằng hinh thức phạt cảnh cáo về vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

3. Mẫu Quyết định số 03: Quyết định Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

4. Mẫu Quyết định số 04: Quyết định Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

5. Mẫu Biên bản số 05: Biên bản Vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế

 

Mẫu Quyết định số 01

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:         /QĐ-XPHC

………..A2, ngày…  tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền

Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều ……………………….. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế3;

Xét hành vi vi phạm do 4............................................................................................ thực hiện;

Tôi: ……………………………………….5; chức vụ: .................................................................... ;

Đơn vị: ..................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:

Ông (Bà)/Tổ chức 6 ................................................................................................................

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ..............................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Giấy chứng minh thư nhân dân số/quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh: ......................

Cấp ngày …………………. Tại ................................................................................................

Bằng hình thức phạt tiền với mức phạt là: .......................................................................  đồng.

(ghi bằng chữ: ..................................................................................................................... ).

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính 7 ……………………………………………….. quy định tại điểm ….. khoản …… Điều ……. của Nghị định số …../…../NĐ-CP ngày    tháng    năm     của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế8.

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Điều 2. Ông (Bà)/ Tổ chức ………………………………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày … tháng … năm … trừ trường hợp 9 …………………………………. Quá thời hạn này, nếu Ông (Bà)/Tổ chức ………………………………………. cố tình không chấp hành Quyết định này thì bị cưỡng chế thi hành.

Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc điểm thu phạt số 10 …………….. Kho bạc nhà nước …………………… trong vòng mười ngày kể từ ngày giao Quyết định xử phạt.

Ông (Bà)/tổ chức …………………………………………… có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký

Quyết định này được giao cho:

1. Ông (Bà)/Tổ chức .........................................................................................  để chấp hành;

2. Kho bạc ..........................................................................................................  để thu phạt;

3 ..........................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Quyết định này gồm …………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, xã mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi cụ thể Điều, khoản, … của Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

4 Ghi cụ thể tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

5 Họ tên người ra quyết định xử phạt.

6 Nếu là tổ chức, ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

7 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

Ghi cụ thể từng Điều khoản, mức phạt của Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

8 Ghi cụ thể từng Điều khoản, mức phạt của Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

9 Ghi rõ lý do.

10 Ghi rõ tên, địa chỉ kho bạc.

 

Mẫu Quyết định số 02

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:         /QĐ-XPHC

………..A2, ngày…  tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo về vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều ……………….. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế3;

Xét hành vi vi phạm do ............................................................................................  thực hiện;

Tôi: ……………………………………….4; chức vụ: .................................................................... ;

Đơn vị: ..................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt cảnh cáo đối với:

Ông (Bà)/Tổ chức 5 ................................................................................................................

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ..............................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Giấy chứng minh thư nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh: .....................

Cấp ngày …………………. Tại ................................................................................................

.............................................................................................................................................

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính 6 ……………………………………………….. quy định tại điểm …….. khoản …… Điều …….. của Nghị định số …../…../NĐ-CP ngày    tháng    năm     của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế7.

Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (Bà)/Tổ chức8 ........................................................................................  để chấp hành;

2 ..........................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Quyết định này gồm …………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, xã mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi cụ thể Điều, khoản, … của Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

4 Họ tên người ra quyết định xử phạt.

5 Ghi cụ thể tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

6 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.

7 Ghi cụ thể Điều, khoản, mức phạt của Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

8 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

 

Mẫu Quyết định số 03

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:         /QĐ-XPHC

………..A2, ngày…  tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Căn cứ Điều ……………….. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Điều ………….. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;

Xét3........................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Tôi4: …………………………………. chức vụ: ........................................................................... ;

Đơn vị ...................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Tịch thu: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của:

Ông (Bà)/Tổ chức5 .................................................................................................................

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ..............................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Giấy chứng minh thư nhân dân số/ Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh: ....................

Cấp ngày …………………. Tại ................................................................................................

.............................................................................................................................................

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (Bà)/Tổ chức6 ........................................................................................  để chấp hành;

2. .........................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Quyết định này gồm ………….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

 

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, xã mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh

3 Ghi rõ lý do tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định để xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn hành vi vi phạm. Nếu người tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy.

4 Họ tên người ra quyết định xử phạt.

5 Ghi cụ thể tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

6 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.

 

Mẫu Quyết định số 04

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:         /QĐ-CC

………..A2, ngày…  tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

Căn cứ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế số ……………. ngày …………. tháng …………. năm ………. của .....................................................................................................

Tôi: ………………………………….3 chức vụ: ........................................................................... ;

Đơn vị: ..................................................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……. ngày ……… tháng ……. năm …….. của ......................................................................................................................
đối với:

Ông (Bà)/Tổ chức4 .................................................................................................................

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ..............................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Giấy chứng minh thư nhân dân số/ Quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh: ....................

Cấp ngày …………………. Tại ................................................................................................

Biện pháp cưỡng chế5 ............................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Điều 2. Ông (Bà)/Tổ chức ……………………………………………………………….. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này và chịu mọi phí tổn về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày .............................................................................

Quyết định này gồm .......... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Quyết định này được gửi cho:

Ông (Bà)/Tổ chức6 .................................................................................................................  

Ông (Bà)/Tổ chức ..................................................................................................................

Ông (Bà)/Tổ chức ..................................................................................................................

 

 

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, xã mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Họ tên người ra quyết định cưỡng chế.

4 Ghi cụ thể tên người/đại diện tổ chức vi phạm.

5 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng thì quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.

6 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra thì Quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.

 

Mẫu Biên bản số 05

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN 1
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………..A2, ngày…  tháng … năm …

 

BIÊN BẢN

Vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế

Hôm nay, hồi …….. ngày ……… tháng ……. năm …………., tại ...............................................

.............................................................................................................................................

Chúng tôi gồm3:

1. ………………………………………… Chức vụ: ..................................................................... ;

2. ………………………………………… Chức vụ: ......................................................................

Với sự chứng kiến của 4:

1. Ông (Bà) ………………………….. Nghề nghiệp: ………….. Chức vụ: ..................................... ;

Địa chỉ thường trú (tạm trú) tại: ...............................................................................................

2. Ông (Bà) ………………………….. Nghề nghiệp: ………….. Chức vụ: ..................................... ;

Địa chỉ thường trú (tạm trú) tại: ...............................................................................................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế đối với:

Ông (Bà)/Tổ chức5 .................................................................................................................

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ..............................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Giấy chứng minh thư nhân dân số/quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh:.......................

Cấp ngày …………….. Tại ......................................................................................................

Đã có hành vi vi phạm hành chính như sau6:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Đã có các hành vi vi phạm vào điểm …… khoản …… Điều ….. của Nghị định số …../….../NĐ-CP ngày       tháng      năm        của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế 7.

Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại8:

Họ tên: ..................................................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Giấy chứng minh thư nhân dân số/quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh:.......................

Cấp ngày ……………. Tại .......................................................................................................

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/tổ chức vi phạm hành chính: ...............................

Ý kiến của người làm chứng:

.............................................................................................................................................

Ý kiến trình bày của người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):

.............................................................................................................................................

………………… 9 đã yêu cầu Ông (Bà)/tổ chức ……………………………………. đình chỉ ngay hành vi vi phạm nêu trên.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính và các giấy tờ sau để chuyển về .        giải quyết.

Thứ tự

Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ, thẻ BHYT … bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng 10

Ghi chú11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Yêu cầu Ông (bà)/Tổ chức vi phạm có mặt tại 12 ………………………….. để giải quyết vụ vi phạm.

Biên bản được lập thành ……… bản có nội dung và giá trị như nhau, được giao cho người vi phạm hành chính/tổ chức vi phạm một bản và 13 .........................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung Biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào Biên bản.

Ý kiến bổ sung khác (nếu có)14:

.............................................................................................................................................

Biên bản này gồm ……….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào các trang.

 

NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI)
(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (NẾU CÓ)
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

Lý do người vi phạm hành chính/tổ chức vi phạm không ký Biên bản

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Lý do Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

____________

1 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, xã mà không cần ghi cơ quan chủ quản.

2 Địa danh hành chính cấp tỉnh.

3 Ghi rõ họ tên người lập biên bản.

4 Họ tên người làm chứng, nếu có đại diện chính quyền địa phương phải ghi rõ chức vụ.

5 Nếu là tổ chức ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện tổ chức vi phạm.

6 Ghi rõ cụ thể ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.

7 Ghi cụ thể Điều, khoản, của Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.

8 Nếu là tổ chức ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện tổ chức vi phạm.

9 Ghi rõ tên của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xử phạt.

10 Nếu là phương tiện thì ghi số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi số seri của từng tờ.

11 Ghi rõ tang vật có được niêm phong không? Nếu có niêm phong thì phải có chữ ký của người vi phạm (tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (Bà) ...............................................................................................................................

12 Ghi rõ địa chỉ, trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.

13 Ghi cụ thể người, tổ chức được giao biên bản.

14 Những người có ý kiến khác với nội dung của Biên bản phải ghi rõ ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký ghi rõ họ tên.

 

Collapse Luật Xử lý vi phạm hành chínhLuật Xử lý vi phạm hành chính
Expand Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi 2020Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi 2020
Collapse Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002
Expand Pháp lệnhPháp lệnh
Collapse VBQPPL thuộc Pháp lệnhVBQPPL thuộc Pháp lệnh
Thông tư 01/2005/TT-NHNN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 202/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Thông tư 01/2005/TT-BXD Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/05/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
Thông tư 02/2004/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xếp hạng các cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
Thông tư 02/2004/TT-BCA Hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ về Quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
Thông tư 02/2004/TT-BTS Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 70/2003/NÐ-CP ngày17/6/2003 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
Thông tư 02/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ
Thông tư 02/2008/TT-BNN Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ pquy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và Nghị định số 154/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2006 sửa đổi, bổ sung điều 17 Nghị định số 128/2005/NĐ-CP
Nghị định 02/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản
Thông tư 03/2006/TT-BBCVT Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của thông tư 05/2004/TT-BBCVT ngày 16/12/2004 về hướng dẫn thực hiện một số điều về xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo quy định tại chương iv nghị định số 55/2001/NĐ-CP của chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet
Thông tư 03/2010/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Thông tư 03/2003/TT-BCN Hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
Thông tư 04/2004/TT-BBCVT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện
Quyết định 04/2005/QĐ-BKHCN Về việc ban hành các mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Thông tư 04/2006/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/07/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính
Nghị định 04/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão
Thông tư 04/2010/TT-BKHCN Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ
Thông tư 05/2004/TT-BBCVT Hướng dẫn thực hiện một số điều về xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo quy định tại Chương IV Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet
Thông tư 05/2005/TT-BTNMT Hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Thông tư 05/2011/TT-BKHCN Ban hành mẫu văn bản sử dụng trong hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Thông tư 06/2004/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việcxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí
Quyết định 06/2006/QĐ-BNN Về việc ban hành Danh mục mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
Nghị định 06/2008/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
Nghị định 06/2009/NĐ-CP Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá
Nghị định 08/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi
Thông tư 09/2010/TT-BVHTTDL Quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa
Nghị định 09/2005/NĐ-CP Về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa
Thông tư 10/2003/TT-BCA Hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ
Nghị định 10/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản
Nghị định 100/2004/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
Thông tư liên tịch 100/2008/TTLT-BTC-BGTVT-BCA-BTP-NHNNVN Hướng dẫn thi hành Khoản 2 Điều 47 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/9/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thông tư 101/2006/TT-BTC Hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thông tư 101/2008/TT-BQP Hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
Nghị định 104/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu
Nghị định 105/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Nghị định 105/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh xổ số
Nghị định 105/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
Nghị định 106/2003/NĐ-CP Quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí
Nghị định 106/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp
Nghị định 107/2008/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại
Nghị định 109/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
Thông tư 11/2009/TT-BCT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại
Thông tư 11/2013/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/10/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thông tư 110/2004/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
Nghị định 110/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình
Nghị định 111/2009/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Quyết định 1112/QĐ-TTg Thí điểm tái xuất thuốc lá còn chất lượng nhập lậu bị tịch thu
Nghị định 112/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
Nghị định 113/2004/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
Nghị định 114/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em
Nghị định 114/2011/NĐ-CP Quy định về mẫu biểu trong xử phạt vi phạm hành chính của bộ đội biên phòng, cảnh sát biển
Nghị định 116/2009/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề
Thông tư liên tịch 117/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn về trách nhiệm đóng góp và chế độ trợ cấp đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm
Nghị định 117/2009/NĐ-CP Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nghị định 118/2003/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Nghị định 118/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng
Thông tư 12/2007/TT-BVHTT Hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin
Thông tư 12/2008/TT-BCT Hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường
Thông tư 12/2010/TT-BTC Hướng dẫn việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng và quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính
Thông tư 120/2004/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế toán
Nghị định 120/2005/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
Nghị định 121/2004/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Quyết định 122/2002/QĐ-BTC Về việc ban hành mẫu Biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính
Nghị định 123/2005/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
Nghị định 124/2005/NĐ-CP Quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính
Nghị định 125/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2003 về quy định và hướng dẫn việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
Nghị định 126/2005/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Nghị định 126/2004/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
Nghị định 127/2004/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ
Nghị định 128/2005/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản
Nghị định 128/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008
Nghị định 129/2005/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
Nghị định 129/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
Nghị định 129/2007/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều
Thông tư 12/2005/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn một số điều của nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
Thông tư liên tịch 13/2004/TTLT-BLĐTBXH-BTC Hướng dẫn về trách nhiệm đóng góp và chế độ trợ cấp đối với người bán dâm, người nghiện ma tuý
Nghị định 13/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Thông tư 13/2009/TT-BNN Hướng dẫn một số vấn đề quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Thông tư 130/2004/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Nghị định 134/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002
Nghị định 135/2004/NĐ-CP Quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh,tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
Nghị định 135/2007/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Thông tư 137/2005/TT-BQP Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 06 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nghị định 137/2004/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nghị định 138/2004/NĐ-CP Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Nghị định 139/2004/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quản lý rừng, Bảo vệ rừng và Quản lý lâm sản
Nghị định 14/2005/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
Thông tư 14/2005/TT-BTC Hướng dẫn thi hành nghị định số 138/2004/NĐ-CP ngày 17/6/2004 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Quyết định 14/2006/QĐ-BTM Về việc ban hành Quy định các mẫu ấn chỉ và việc sử dụng, quản lý ấn chỉ Quản lý thị trường
Thông tư liên tịch 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA Quy định chi tiết chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
Thông tư 14/2013/TT-BTC Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 66/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
Nghị định 140/2005/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
Nghị định 141/2004/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao
Nghị định 142/2004/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện
Nghị định 142/2003/NĐ-CP Quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
Nghị định 144/2007/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Nghị định 145/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí
Thông tư 145/2010/TT-BQP Hướng dẫn thực hiện biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển
Nghị định 146/2007/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Nghị định 149/2007/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
Nghị định 15/2003/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ
Thông tư 15/2008/TT-BCT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
Nghị định 15/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 97/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2006 quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính
Nghị định 15/2010/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón
Nghị định 150/2004/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
Nghị định 150/2005/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội
Nghị định 151/2003/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng
Nghị định 152/2005/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Quyết định 1522/2005/QĐ-BCA về biểu mẫu để sử dụng khi áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Nghị định 154/2006/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Điều 17 Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản
Nghị định 156/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
Thông tư 157/2007/TT-BTC Hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Nghị định 159/2007/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Thông tư 16/2010/TT-BTNMT Quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Nghị định 16/2012/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
Nghị định 161/2004/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Nghị định 162/2004/NĐ-CP Ban hành quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Nghị định 163/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Nghị định 169/2004/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
Thông tư 169/2011/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 và Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2004/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
Thông tư liên tịch 17/2008/TTLT-BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 117/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 1/10/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nghị định 173/2004/NĐ-CP Quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
Nghị định 175/2004/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
Thông tư 18/2005/TT-BCA-C11 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Nghị định 18/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
Nghị định 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Nghị định 182/2004/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Nghị định 185/2004/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
Nghị định 19/2012/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Nghị định 19/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ
Thông tư 19/2011/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
Thông tư 19/2011/TT-BCT Quy định các mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường
Thông tư 193/2009/TT-BTC Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP
Thông tư liên tịch 197/2010/TTLT-BTC-BTNMT Hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nghị định 202/2004/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Thông tư 22/2004/TT-BCA Hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Thông tư liên tịch 22/2004/TTLT-BLĐTBXH-BCA Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/06/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
Nghị định 22/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2006 quy định việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Thông tư 23/2008/TT-BCA-C11 Hướng dẫn thi hành Nghị định 146/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Nghị định 23/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
Thông tư 23/2009/TT-BCA Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2003 quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục và Nghị định số 125/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP
Thông tư 24/2009/TT-BKHCN Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Thông tư 24/2009/TT-BXD Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
Nghị định 25/2007/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia
Quyết định 2538/QĐ-BTC Về việc đính chính Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Nghị định 26/2003/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Thông tư 26/2007/TT-BCA Hướng dẫn thi hành một số điều của quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính (Ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004)
Thông tư 26/2009/TT-BCT Quy định quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát vàxử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường
Thông tư 26/2010/TT-BKHCN Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11/12/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Thông tư 28/2005/TT-BNN Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 63/2004/TT-BNN ngày 11/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Nghị định 28/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet
Thông tư 289/2004/TT-UBTDTT Hướng dẫn Nghị định 141/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao
Thông tư 29/2004/TT-BQP Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 9/12/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng
Nghị định 30/2005/NĐ-CP Về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đo đạc và bản đồ
Thông tư liên tịch 31/2005/TTLT-BLĐTBXH-BCA Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 05/4/2005 của Chính phủ quy định về việc đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
Nghị định 31/2010/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
Thông tư 31/2004/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 118/2003/NĐ-CPngày 13/10/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Nghị định 31/2007/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
Thông tư liên tịch 32/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT Hướng dẫn phòng, chống lao, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
Nghị định 33/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Nghị định 34/2005/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Nghị định 34/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Nghị định 36/2007/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Thông tư liên tịch 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC Hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu
Nghị định 37/2012/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao
Nghị định 37/2003/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh
Nghị định 37/2005/NĐ-CP Về việc quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Thông tư 37/2011/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Thông tư 37/2011/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 85/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BGTVT-BCA Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 60/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thường thủy nội địa
Nghị định 39/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
Nghị định 40/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
Nghị định 40/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
Thông tư 41/2004/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2004/NĐ-CPngày 25 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Nghị định 41/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Thông tư 42/2010/TT-BCA Hướng dẫn Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Nghị định 43/2005/NĐ-CP Về quy định việc đưa người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh
Nghị định 44/2006/NĐ-CP Về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
Nghị định 45/2005/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Thông tư liên tịch 46/2009/TTLT-BTC-BCA Hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Nghị định 47/2005/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi
Nghị định 47/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
Nghị định 47/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
Nghị định 48/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
Nghị định 49/2005/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
Nghị định 49/2009/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ
Nghị định 50/2009/NĐ-CP Bổ sung Điều 12a Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện
Thông tư 51/2006/TT-BGDĐT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
Nghị định 51/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện
Nghị định 52/2012/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
Nghị định 53/2007/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Nghị định 54/2009/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Thông tư 54/2010/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 97/2006/NĐ-CP ngày 15/9/2006 và Nghị định số 15/2009/NĐ-CP ngày 13/2/2009 quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính.
Nghị định 55/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện
Nghị định 55/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
Nghị định 56/2006/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin
Nghị định 57/2005/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng
Nghị định 58/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính
Quyết định 58/2003/QĐ-BTC Về việc ban hành biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính
Quyết định 60/2008/QĐ-BLĐTBXH Ban hành các Quy chế mẫu về quản lý học viên tại Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội
Nghị định 60/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
Nghị định 60/2010/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Nghị định 60/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
Quyết định 61/2003/QĐ-BNN Ban hành Hệ thống mẫu biểu sử dụng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Thông tư 61/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Nghị định 61/2008/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
Nghị định 61/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
Nghị định 62/2006/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
Thông tư 62/2007/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
Nghị định 62/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Thông tư 63/2004/TT-BNN Hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Nghị định 63/2007/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Nghị định 64/2005/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
Nghị định 66/2009/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
Nghị định 66/2012/NĐ-CP Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
Nghị định 67/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 42 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thông tư 68/2009/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
Nghị định 68/2010/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực
Nghị định 69/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS
Nghị định 70/2006/NĐ-CP Quy định quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Nghị định 70/2003/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản
Thông tư 71/2003/TT-BNN Về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ Qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Nghị định 71/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Nghị định 73/2006/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề
Nghị định 73/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội
Nghị định 73/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Nghị định 74/2003/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
Nghị định 75/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá
Nghị định 76/2003/NĐ-CP Quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
Nghị định 76/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
Nghị định 76/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá
Nghị định 77/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
Thông tư 78/2012/TT-BTC Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
Nghị định 81/2006/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nghị định 83/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông
Nghị định 84/2011/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
Nghị định 85/2010/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Nghị định 86/2010/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Thông tư 90/2008/TT-BNN về việc hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu
Nghị định 90/2009/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hoá chất
Nghị định 91/2007/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Nghị định 91/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Nghị định 91/2012/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Nghị định 92/2011/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế
Nghị định 92/2003/NĐ-CP Về việc sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 41, Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ
Nghị định 93/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
Quyết định 93/QĐ-BTC Đính chính phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 61/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Nghị định 95/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Nghị định 95/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Nghị định 96/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh
Nghị định 97/2006/NĐ-CP Quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính
Nghị định 97/2007/NĐ-CP Quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
Thông tư 97/2007/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Nghị định 97/2010/NĐ-CP Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Nghị định 98/2007/NĐ-CP Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Nghị định 99/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Thông tư 215/2012/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính
Thông tư 41/2010/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 70/2006/NĐ-CP và 22/2009/NĐ-CP về việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính trong Công an nhân dân
Thông tư 139/2011/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2010/TT-BTC ngày 20/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng và quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính
Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BCA Hợp nhất Nghị định quy định và hướng dẫn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BCA Hợp nhất Nghị định quy định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
Expand VBQPPL ĐỊA PHƯƠNGVBQPPL ĐỊA PHƯƠNG
Expand Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 1995Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 1995
Expand Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 1989Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 1989
Expand VBQPPL về phạt vi cảnh, phạt hành chính (cũ)VBQPPL về phạt vi cảnh, phạt hành chính (cũ)